Trang:Viet Han van khao.pdf/103

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 91 —

Câu ấy dùng hai chữ « bể dâu » tức là điển-tích. Ý chỉ là trải qua những việc biến đổi của giời đất, nhưng nói hai tiếng đó thì vừa gọn nhời, vừa sinh câu, lại vừa cai được nhiều ý tứ, không phải nói lôi thôi nữa.

6.— KHẢO CỨU.— Khảo cứu là làm đến bài gì thì phải kê cứu đến nguyên-ủy thủy-chung của bài đó, nghĩa là xét xem cái việc đó phát nguyên từ đâu, trung-gian chuyển-biến ra làm sao, về sau kết-cục thế nào. Văn có kê cứu thì văn mới có ruột, mà mới nói được tường tận, mới nghị-luận được rộng rãi. Nếu không có kê cứu thì chỉ là văn-chương viển-vông mà thôi.

Nay trích lấy các nhời thánh hiền luận về phép làm văn mà bàn thêm cho rõ ràng như sau này:

Đức Khổng-tử nói rằng: « Nhời văn cốt cho đạt được ý mình thì thôi ». Nghĩa là làm văn bất tất phải cầu kỳ, chỉ quí hồ làm cho tỏ được ý tứ của mình là đủ. Nhời ấy mới nghe tựa hồ dễ đàng mà kỳ thực thì rất khó. Bởi vì làm văn, lắm khi có ý tứ, mà không biết nói thì cũng không sao mà tả ra được. Vả ý càng nhiều thì nhời lại càng khó xếp đặt, phải nghĩ thế nào mà tả cho khéo, không lộn bậy mà cũng không sót ý nào thì mới được.

Thầy Chu-tử là bực đại-nho nhà Tống có nói rằng: « Văn chỉ cốt ở chính đáng mà thôi ». Nghĩa là nói câu nào phải cho thiết thực đích đáng, hợp với lẽ phải và sự thực, không nên bàn nói viển-vông huyền-hoặc mà sai mất lẽ đương nhiên.

Tập « Hoàn-bích-trai tiểu ngôn » có nói rằng: « Văn chương không cần phải đua khéo trong từng chữ từng câu, phải nghĩ cả toàn bài cho khéo thì mới là hay: mộc-mạc thì như một tấm lụa, mà rực-rỡ thì như là một tấm gấm. Đời sau ruột văn không đủ, tìm tòi nhặt nhạnh, làm cho lạ từng chữ, đẹp từng câu, tuy rằng sặc-sỡ ở trước mặt người, nhưng không có một đoạn ý-kiến nào chói rọi của mình tả ra cả, ví đã như cái áo may ghép trăm mụn gấm, mặc cho đứa trẻ con thì nó trông thấy đẹp mà