Trang:Truyen ky man luc NVT.pdf/8

Trang này cần phải được hiệu đính.

« Kẻ sĩ ai có chí nấy, hà tất phải vậy! Cho nên Nghiêm Tử-Lăng không vì chức Gián-nghị ở Đông-đô mà quên khói sóng Đồng-giang[1], Khương Bá-Hoài không vì bức họa-đồ của Thiên-tử mà bỏ nước non Bành-thành[2] ».

Những câu này là lời người tiều-phu trong « chuyện người tiều-phu núi Na »

« Uống nước ở suối trong và ở thác biếc, mặc thây danh-lợi không bận gì đến. Hang đá bên mây cất mình dễ, màn bụi trên đời vướng chân khó ».

« Nghìn suối muôn khe có lối thông, phất tay áo đi tung-tăng, muốn đi về đông hay về tây tùy ý. Hứng đến thì cùng đi bên mưa ở dưới núi xuân, sầu đi thì cùng ra hóng gió ở trên bến nước... »

Những câu này rút ở hai bài thơ của Hồ xử-sĩ và Viên tú-tài trong « chuyện bữa tiệc đêm ở Đà-giang ».

Cứ xem những lời trên đây, ta có thể tưởng thấy cái tâm-hoài của nhà xử-sĩ Nguyễn Dữ, tác-giã « TRUYỀN-KỲ MẠN-LỤC », và biết cái cớ tại sao tiên-sinh lại cáo quan về ẩn, hàng bao nhiêu năm không đặt chân đến chốn thị-thành.

Giữa khoảng đời hỗn-loạn thời Lê, người ta đã phảng-phất thấy ở Nguyễn Dữ tiên-sinh cái phong-cách của Đào Uyên-minh đời Tấn.

TRÚC KHÊ


  1. Nghiêm Tử-Lăng là người đời vua Quang-võ nhà Hán ở ẩn và câu cá ở Đông-giang. Vua Quang-võ vời ra trao cho chức Giám-nghị đại-phu, nhất định không nhận.
  2. Khương Bá-Hoài người đời vua Hoàn-đế nhà Hán quê ở Bành-thành. Vua Hoàn-đế nghe tiếng là người hiếu thuận, sai thợ vẽ bức hình-tượng và vời ra làm quan, nhưng Khương không chịu ra, nói rằng: « Nay đương buổi quốc-chính ở tay bọn hoạn-quan, đó là thời nào mà mình lại ra! ». Rồi đến lánh ở Thanh-châu làm nghề bói toán.
XII