tục của đương thời. Chẳng hạn như ở trong « Câu chuyện ở đền Hạng-vương », có những câu nói như thế này:
« Làm người ta không ngoài trời đất để mà sống, làm chính-trị không ngoài cương-thường để dựng nước ».
Trong « chuyện gã Trà-đồng giáng-sinh », có những câu:
« Đức là nền từ-thiện, của là kho tranh-giành. Tích đức như mầm non rỏ một giọt nước, sẽ nẩy-nở lên; tích của như lửa đỏ gieo một khối băng, sẽ tàn-lụi xuống ».
« Đạo trời công-minh như cái cân, cái gương, có thần-minh để ghi dấu-vết, có tạo-hóa để giữ công-bằng; gương tất soi suốt mà không riêng, lưới tuy thưa-thớt mà không lọt ».
Trong « chuyện Phạm Tử-Hư lên chơi Thiên-tào » có những câu:
« Xưa nay bàn về kẻ sĩ, tất trước phải kể về đức-hạnh ».
« Sự báo-ứng luân-hồi ở trong trời đất, chỉ có thiện ác đôi đường: kẻ chăm làm thiện, tuy hãy còn sống, tên đã ghi ở Đế-đình; kẻ hay tích ác, dù là chưa chết, án đã thành ở Địa-phủ ».
Trong « chuyện bữa tiệc đêm ở Đà-giang » có những câu:
« Tôi nghe thánh-nhân trị-vì, càn-khôn trong-sáng, minh-vương tu đức, chim-muông yên-vui. Nay chúa thượng đương kỳ thái-hanh, làm chủ dân vật, tưởng nên chăng lưới mà thu-vét lấy những người hiền-sĩ trong thiên-hạ, cùng mưu hạnh-phúc cho thương-sinh. Cớ sao lại giết gấu săn hươu, lấn cướp cả công-việc của kẻ Sơn-ngu[1] như vậy! »
- ▲ KINH THƯ: Vua Thuấn sai ông Bá-Ích làm chức Ngu-công, giữ việc núi đầm.