Trang:Truyen ky man luc NVT.pdf/4

Trang này cần phải được hiệu đính.


cho toàn đạo hiếu, trải mấy tinh sương, bước chân không đặt đến thành-thị.

Trong khi ở nhà, tiên-sinh chỉ ham vui với văn-chương sách-vở, người ta gọi là nhà xử-sĩ, nghĩa là một kẻ sĩ ẩn-dật.

Năm sinh năm mất của tiên-sinh, hiện chưa thể tra-cứu vào đâu để biết được rõ, chỉ biết áng chừng tiên-sinh sống vào khoảng từ đời Cảnh-thống (1498-1504) cho đến hết đời Tiền Lê sang đầu đời Mạc mà thôi.


TẠI SAO CÓ BỘ SÁCH TRUYỀN-KỲ MẠN-LỤC?

Nguyễn Dữ tiên-sinh sống về khoảng đời vua Uy-mục, Tương-dực, Chiêu-tôn, Cung-hoàng, nghĩa là vào hồi suy-loạn của triều Tiền Lê. Bấy giờ quốc-thế ngửa-nghiên, cường-thần lăng-tiếm, kỷ-cương đổ-nát, phong-hóa suy-đồi. Tiên-sinh có lẽ đã biết chừng vận Lê không thể bền lâu, vả nghĩ câu « Nguy bang bất nhập, loạn bang bất cư »[1], nên đã treo ấn từ quan, về cố-hương phụng-dưỡng mẹ già, sống cái đời một kẻ ẩn-sĩ, hàng bao nhiêu năm không đặt chân đến chỗ thành-thị. Trong khi ở nhà, tiên-sinh lấy sách-vở bút-nghiên làm bạn. Nhân bấy giờ văn-hóa nước mình cũng mới mở-mang, người ta còn hay tin những việc thần quái. Bởi hay tin, nên có lắm những chuyện thần-quái sản-sinh và lưu-hành ở trong dân-gian. Nhất là trải qua một hồi loạn-lạc mấy mươi năm ở khoảng cuối Trần đầu Lê, nhân-dân bị khủng-bố về những cái thảm-trạng sông máu núi xương, càng là nguyên-cớ để sản-xuất những chuyện thần-quái. Nguyễn Dữ tiên-sinh ngồi nhàn, nhân nghĩ những câu chuyện lạ kia, có lắm chuyện cũng hay hay, đủ làm những tấm gương giám giới,


  1. Nước nguy không vào, nước loạn không ở.
VIII