Trang:Truyen ky man luc NVT.pdf/203

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
207
TRUYỀN KỲ MẠN LỤC

phần-mộ của tiên-nhân, cỏ gai nhớp mắt. Nương-tử dầu không nghĩ đến, nhưng con tiên-nhân mong đợi ở nương-tử thì sao!

Nghe đến đấy, Vũ-nương ứa nước mắt khóc rồi nói:

— Tôi có lẽ không thể gửi hình ẩn vết ở đây mãi được. Ngựa Hồ gầm gió bắc[1], chim Việt đậu cành nam[2]. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.

Hôm sau, Linh-Phi lấy một cái túi bằng lụa tía, đựng mười hạt minh-châu, sai Xích-Hỗn[3] sứ-giả đưa Phan ra khỏi nước; Vũ-nương cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng mà dặn:

— Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chúc tình xưa, nên lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây thần đăng chiếu xuống nước, tôi sẽ hiện về.

Về đến nhà, Phan đem chuyện kể lại với nhà Trương. Ban đầu Trương còn không tin. Nhưng sau nhận được chiếc hoa vàng, mới kinh mà nói:

— Đây quả là vật dùng của vợ tôi xưa thật.

Chàng bèn theo lời, lập một đàn-tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng-giang. Rồi quả thấy Vũ-nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau lại có đến hơn 50 chiếc xe nữa; cờ tàn tán lọng, rực-rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện. Chàng vội gọi; nàng vẫn ở giữa dòng mà nói với vào:


  1. Ngựa Hồ sinh ở đất bắc, quen với gió bắc, cho nên thấy gió bắc nổi thì hý lên.
  2. Chim Việt sinh ở đất Việt, cảm thụ được cái khí ấm áp. Cho nên bay đi xứ khác, hễ đậu tất đậu ở cành phía nam là phía ấm-áp hợn với chỗ quê-hương.
  3. Hỗn là tên một loài cá quả.