Trang:Truyen ky man luc NVT.pdf/202

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
206
TRUYỀN KỲ MẠN LỤC

trông rất giống với Vũ-nương (Vũ thị Thiết, vợ Trương-sinh). Phan thường nhìn trộm luôn, nhưng không dám nhận. Tiệc xong, người ấy bảo với Phan-Lang rằng:

— Tôi với ông vốn người cùng làng, cách mặt chưa bao, đã quên nhau rồi ư?

Bấy giờ Phan mới nhận đích người ấy là Vũ-nương. Gạn hỏi duyên-do. Nàng nói:

— Tôi ngày trước không may bị người vu-báng, phải gieo mình xuống sông tự-tử. Chư tiên trong thủy-cung thương tôi vô tội, rẽ một đường nước cho tôi được khỏi chết; nếu không thì đã chôn trong bụng cá, còn đâu mà gặp ông.

Phan nói:

— Nương-tử nghĩa khác Tào-Nga[1], hờn không Tinh-vệ[2]. Nay từ khi lạc về cung nước, thấm-thoắt đã một năm chầy, há lại không tưởng nhớ đến quê-hương ư?

Vũ-thị nói:

— Tôi đã bị chồng ruồng-rẫy, thà già đời ở chốn làng mây cung nước, chứ còn mặt mũi nào về thấy người chồng!

Phan-Lang nói:

— Thưa nương-tử, tôi trộm nghĩ về nương-tử, nhà cửa của tiên-nhân, cây cối thành rừng,


  1. Nàng Tào-Nga người đời nhà Hán. Cha nàng chết đuối dưới sông, tìm không thấy xác. Nàng mới 14 tuổi, vì lòng thương cha, đi dọc song khóc-lóc, suốt ngày ấy qua đêm khác. Rồi nàng cũng gieo đầu xuống sông tự-tử, sau ba ngày ôm được thây cha mà nổi lên. Người làng cho là thần-dị, lập miếu thờ.
  2. Con gái vua Viêm-đế ra chơi bể Đông chết đuối, hóa làm chim tinh-vệ, ngày ngày ngậm đá núi Tây để lấp bể.