Trang:Truyen ky man luc NVT.pdf/174

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
178
TRUYỀN KỲ MẠN LỤC

Thơ ngâm nhớ bữa tiệc mời,
Giọng ca lanh-lảnh để người như say.
Cung đàn nào đã so dây,
Giai-nhân bỗng được trao tay rước về.
Tình sâu chưa kịp giãi-giề,
Bắc nam vội đã chia-lìa khá thương.
Chim hồng buồn-bã kêu sương,
Mây Tần thăm-thẳm xa buông tối mù.
Người nương trướng gấm êm ru,
Người ôm một mảnh chăn cù giá đông.
Ham vui nệm tía màn hồng,
Biết chăng kẻ chốn thư-phòng thương đau.
Mưa tường dế vách họa nhau,
Nhạn tan khóc sớm, địch sầu thổi khuya,
Lặng ngồi gấp sách ủ-ê,
Lòng này cảnh ấy khuây đi được nào.
Côn-Nô, Hứa-Tuấn[1] nơi nao?
Tìm hương, trả bích[2] còn ao-ước gì?
Mảnh tiên viết gửi trao đi,
Đau-thương kể nỗi vân-vi với người,


  1. Côn-lôn Nô và Hứa-Tuấn là hai hiệp-khách đã giúp cho những lứa đôi bị chia lìa lại được sum-họp. Xem chuyện ở Tình-sử.
  2. Tình hương chữ là tầm-phương, xuất ở câu thơ «Tự thị tầm phương khứ hiệu trì» của Đỗ Mục, nói về việc duyên-lứa lỡ-làng. Trả bích xuất ở điển Trùng-Nhĩ nước Tấn. Trùng-Nhĩ chạy nạn sang Tào, Hy Phụ-Cơ đưa biếu mâm cơm và ngọc bích. Trùng-Nhĩ chỉ nhận mâm cơm còn trả lại ngọc bích. Từ đấy người ta dùng chữ phản bích (trả lại bích ngọc) để nói cái gì trả về chủ cũ.