Trang:Truyen ky man luc NVT.pdf/17

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.
21
TRUYỀN KỲ MẠN LỤC

quân, gợi lòng trung-phẫn các hào-kiệt; Hán giữ thiên-hạ không ở qui-mô rộng lớn mà ở việc đến tế ở Khúc-phụ, mở nền nương-tựa cho đời sau ». Nhà vua thì so ví làm sao được với Hán-vương.

Hạng-vương nghẹn lời không biết nói ra sao, sắc mặt tái như tro nguội. Bên cạnh có một vị lão thần họ Phạm, tiến lên nói rằng:

— Tôi nghe làm người ta không ngoài trời đất để mà sống, làm chính-trị không ngoài cương-thường để dựng nước. Bầy tôi của Đại-vương đây có người tên là Cao[1] tiết cứng như tùng, lòng bền tựa đá, sa cơ không chịu sống mà nhục, liều mình để được thác mà vinh; nếu không phải nhà vua biết cách thống-ngự thì sao có sự tử-trung ấy! Truyện[2] có nói rằng: « Vua khiến bề tôi lấy lễ, bề tôi thờ vua lấy trung »; ở Đại-vương đây, chính là đã đúng hợp vào với câu ấy. Chứ như kẻ kia, sai Úng Sỉ giữ đất Phong thì Úng Sỉ đầu hàng, sai Trần Hy coi nước Triệu thì Trần Hy làm phản; đạo cương-thường hỏi ai là hơn? Hậu-cung của Đại-vương có bà họ Ngu, mệnh nhẹ lá thu, hồn theo bóng kiếm, gửi lòng thơm ở ngọn cỏ tịch-mịch, chôn hờn-oán ở cánh đồng hoang-vu[3]; nếu không phải nhà vua biết lẽ cư-xử thì sao có sự tận tiết ấy! Kinh Thi có câu rằng: « Dạy vợ mình trước, sẽ trị nhà nước »; ở Đại-vương đây chính là đã xứng-đáng đối với câu ấy. Chứ như kẻ kia, Lã Trĩ ngồng-ngạo mà làm việc dâm-tà, Thích Cơ


  1. Tào-Cao làm Đại-tư-mã nước Sở, Hạng-vương sai giữ ở Thành-Cao. Sau vì đánh nhau bị thua quân Hán ở trên sông Tỵ-thủy, Cao tự-tử mà chết.
  2. Sách Luận-ngữ.
  3. Hạng-Vũ đến lúc đường ở Cai-hạ, Ngu Mỹ-nhân tự-tử mà chết. Tục truyền sau trên mả nàng mọc lên một thứ cỏ riêng, người ta gọi là cỏ « Ngu mỹ-nhân ».