Đáy[1], cõi bờ chếch-mếch, nên đã mất giải đất Cổ-lâu[2]. Vậy mà các kẻ đình-thần trên dưới theo hùa, trước sau nối vết. Duy có Nguyễn Bằng-Cử[3] có lượng nhưng chậm-chạp, Hoàng Hối-Khanh[4] có học nhưng lờ-mờ, Lê Cảnh-Kỳ[5] giỏi mưu tính nhưng không quyết-đoán, Lưu Thúc-Kiệm[6] quân-tử nhưng chưa được là bậc nhân; còn ngoài ra phi là đồ tham tiền thì là tuồng nát rượu, phi là đồ chỉ lấy yên-vui làm thích, thì là tuồng lấy thế-vị mà khuynh-loát nhau, chứ chưa thấy ai biết những kế lạ mưu sâu để lo tính cho dân-chúng cả. Nay ta đương náu vết ở chốn núi rừng, lo lảng tránh đi chẳng được, há lại còn xắn áo mà lội nữa ư?[7]. Xin ông vui lòng trở về, làm ơn từ-chối hộ kẻ cư-sĩ này. Ta không thể đem hòn ngọc Côn-sơn cho nó cùng cháy ở trong ngọn lửa Côn-sơn[8] được.
- ▲ Đáy đây là sông Tiểu Đáy ở địa-hạt tỉnh Vĩnh-yên bây giờ. Tháng 8 năm Kiến-tân thứ hai 2 đời Trần Thiếu-đế Nguyễn Nhữ-Cái nổi lên làm giặc ở đấy, có quân đến hơn một vạn, tung-hoành khắp mấy huyện. Sau do Nguyễn Bằng-Cử dẹp yên được.
- ▲ Người Minh sai sứ đòi cắt đất, Quý-Ly phải cắt khu Cổ-lâu cả thảy 59 thôn để dâng.
- ▲ Người Đông-ngạn Bắc-ninh, làm quan nhà Trần đến chức Đông-lộ Yên-phủ-sứ.
- ▲ Đỗ Thái học-sinh đời Trần Đế-Nghiễn, cuối nhà Hồ làm đến Thị-lang.
- ▲ Trước làm quan nhà Trần, sau làm quan nhà Hồ đến chức Hành-khiển.
- ▲ Đỗ đầu khoa Thái-học-sinh cuối Trần.
- ▲ Trương-Hoa đời Tấn đón mời ẩn-sĩ là Vi-Trung, Trung thác bệnh không ra. Người ta hỏi cớ. Trung nói: «Ta còn đương lo sóng rớt ở cái vực sâu kia nó tràn đến ta, há lại còn xắn áo mà lội nữa ư! »
- ▲ Chữ ở thiên Thuấn-điển trong kinh Thư: « Hỏa-viêm Côn-cương, ngọc thạch câu phần», nghĩa là: lửa đốt non Côn, ngọc đá đều cháy.