Trang:Truyen ky man luc NVT.pdf/127

Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

CHUYỆN PHẠM TỬ-HƯ LÊN CHƠI THIÊN-TÀO


Phạm Tử-Hư quê ở Cẩm-giàng, là một người tuấn-sảng hào-mại, không ưa kiểm thúc. Theo học nhà xử-sĩ Dương Trạm, Trạm thường răn Tử-Hư về cái tính hay kiêu-căng. Từ đấy chàng cố sức sửa đổi, trở nên người có đức tính tốt.

Khi Dương Trạm chết, các học-trò đều tan đi cả, duy Tử-Hư làm lều ở mả để chầu-chực, sau ba năm rồi mới trở về. Năm 40 tuổi, Tử-Hư đi thi vẫn chưa đỗ; đời Trần, sang du học ở kinh, ngụ ở trong một nhà dân bên bờ hồ Tây.

Một buổi sáng, Tử-Hư ở nhà trọ đi ra, trong áng sương mù thấy có một đám những tàn vàng kiệu ngọc bay lên trên không; kế lại có một cỗ xe nạm hạt châu, kẻ theo hầu cũng rất chững-chạc. Tử-Hư khẽ dòm trộm xem thì người ngồi trong xe, chính thầy học mình là Dương Trạm. Chàng toan đến gần sụp lạy nhưng Trạm xua tay nói:

— Giữa đường không phải chỗ nói chuyện; tối mai nên đến đền Trấn-võ ở cửa Bắc, thầy trò ta sẽ hàn-huyên một hôm.

Tử-Hư bèn sắm sẵn rượu và thức nhắm, đúng hẹn mà đến. Thầy trò gặp nhau vui-vẻ lắm, chàng nhân hỏi rằng: