Trang:Ton Ngo Binh Phap - Ngo Van Trien.pdf/35

Trang này đã được phê chuẩn.
40
TÔN NGÔ

bị Tương-tử bắt sống, mình chết nước tan. Cho nên sách Tân Tư truyện nói: Ham chiến tranh, thích việc võ, chưa có ai là chẳng phải diệt.

Lý Thuyên rằng: việc binh như lửa không mau dập đi thì rồi nó tự đốt cháy mình.


Cho nên không biết hết cái hại của sự dùng binh, thì không thể biết hết cái lợi của sự dùng binh.

Nói sự mưu quốc hành quân, không trước lo cái họa nguy vong thì không thể lấy được phần lợi, như Tần-bá thấy cái lợi đánh úp nước Trịnh mà không đoái đến cái thua ở Hào Hàm, Ngô-vương hợm công đánh Tề mà quên mất cái vạ Cô-tô.

Lý Thuyên rằng: Lợi cùng hại nó dựa nhau mà sinh ra, trưóc biết cái hại rồi sau mói biết cái lợi.

Đỗ Mục rằng: Sự hại như nhọc người tốn của, sự lợi như nuốt giặc mở cõi, nếu không nghĩ đến cái lo của mình thì người trong một thuyền đều là địch quốc, còn mong lấy lợi ở bên địch sao được.


Người giỏi dùng binh thì việc phu phen lính tráng không gọi sổ đến hai lần, lương thực không chuyên chở đến ba lần.

Tào-Công rằng: Nói chỉ huy động một lần là đã thắng được, không lại về nước để lấy binh thêm nữa.

Lý Thuyên rằng: Quân ra thì tính xa gần mà chở lương đi, quân về thì chở lương đón, thế là chỉ có hai lần chở chứ không đến ba lần.


Lấy dùng ở trong nước, nhân lương của quân địch, cho nên quân ăn có thể đủ được.

Tào-Công rằng: Binh giáp chiến cụ lấy dùng của trong nước, lương thực thì lấy của bên địch.