Trang:Ton Ngo Binh Phap - Ngo Van Trien.pdf/194

Trang này đã được phê chuẩn.
200
TÔN NGÔ

họ đã khốn kiệt, tự nhiên phải ném giáo đầu hàng. Nếu cho là xa không muốn đến, thì cứ giữ cửa ải Y-ngô cũng có thể chống cự được. Nếu bỏ hai chỗ ách yếu ấy thì khó lòng tính kế gì nữa. Đất có chỗ phải cần tranh, chính là dịp này. Hy không theo, sau rồi quả bị Quang diệt mất.

Họ Hà rằng: Đất tranh là cái đất tiện lợi, ai chiếm được trước thì thắng, vì thế cần phải tranh. Ngô-vương hỏi Tôn-Vũ rằng: « Địch nếu đến trước, chiếm chỗ hiểm yếu, giữ chỗ tiện lợi, tuyển binh, luyện lính, hoặc ra hoặc giữ, để phòng sự xuất kỳ của ta, thì làm thế nào ». Vũ nói: Cái phép đất tranh, giữ trước là lợi. Quân địch đã chiếm được chỗ mình rất chớ nên đánh, giả cách kéo quân chạy đi, dựng cờ khua trống, đến cái chỗ mà họ báu trọng, kéo giong tung bụi, làm mờ hoặc tai mắt của họ, chia một toán quân giỏi của ta, ngầm phục một chỗ, địch tất ra cứu, người muốn ta cho, người bỏ ta lấy, ấy là cái đạo tranh trước. Nếu ta đến giữ được trước mà địch dùng cách ấy thì tuyển số quân mạnh, giữ vững lấy chỗ, sai toán khinh binh đi đuổi theo, chia đặt phục ở chỗ hiểm trở, quân địch quay lại đánh thì quân phục ở cạnh nổi lên, ấy là cái đạo toàn thắng. »

Trương Dự rằng: Cái lợi hiểm trở, người hay ta chiếm được, đều có thể lấy ít thắng nhiều, lấy yếu thắng mạnh, ấy là cái đất tất phải tranh, Đường Thái-Tông lấy 3 nghìn người giữ chỗ hiểm ở Thành-cao, làm khốn cho 10 vạn quân của Đậu Kiến-Đức đó vậy.


Ta có thể đi, địch có thể lại, đó là đất giao.

Tào Công rằng: Đường xen lẫn vào nhau.

Đỗ Hựu rằng: đất giao có mấy đường đi lại, giao thông không dứt.