Trang:Ton Ngo Binh Phap - Ngo Van Trien.pdf/188

Trang này đã được phê chuẩn.
194
TÔN NGÔ

oán đã sâu, làm ơn họ không theo. Tất phải ân uy xen lẫn, thưởng phạt gồm dùng, rồi sau mới có thể làm tướng được, có thể coi quân được.

Mai Nghiêu-Thần rằng: Hậu dưỡng mà không sai, yêu mến mà không dạy, loạn phép mà không trị, ví như đứa con nuông, dùng làm sao được.

Trương Dự rằng: Ân không nên chuyên dụng, phạt không nên riêng làm. Chuyên dụng ân thì lính như đứa con nuông, không thể sai được, cho nên Tào Công cắt tóc để tự phạt, Ngọa-Long ứa lệ khi dụng hình, Dương Tố lưu huyết đầy trước mặt mà vẫn nói cười như không, Lý Tĩnh mười người giết ba khiến sợ mình chứ không sợ giặc. Riêng làm phạt thì quân lính không thân cận mà không thể dùng, cho nên tướng đời xưa hòa rượu xuống nước, chúa nước Sở trao lời ôm bông, Ngô Khởi chia áo cơm, Hạp Lư cùng nhàn nhọc. Ở quẻ sư trong Kinh Dịch, Hào Sơ-lục nói: Quân ra có luật, bảo phải lấy phép để so tầy mọi người; Hào Cửu-nhị nói: Hành quân, giữ mực trung, được giời yêu mến, bảo phải lấy thưởng để khuyến khích binh sĩ. Xem đó thì quân của vương giả cũng xen dùng cả đức lẫn hình, hình phạt, mà gồm ra cả ân lẫn uy vậy. Úy-liên-Tử nói: Không làm cho lòng chúng sợ thì ta không khiến được. Cho nên người giỏi làm tướng chỉ yêu với sợ mà thôi.


Biết quân mình có thể đánh mà không biết quân địch không thể đánh được, là nửa sự thắng.

Mai Nghiêu-Thần rằng: Biết mình mà không biết người, hoặc cũng có khi thắng được.


Biết quân địch có thể đánh mà không biết quân mình không thể đánh được, là nửa sự thắng.