nên đi, bất đắc dĩ mà đi, cho nên là biến. Đường tuy gần mà trong đó bất lợi, thì không nên đi.
Lý Thuyên rằng: Con đường hiểm hẹp, sợ có mai phục, không nên đi qua.
Đỗ Mục rằng: Đời Hậu Hán, vua Quang Võ sai tướng quân Mã Viện, Cảnh Thư đi đánh mán Ngũ-khê ở Vũ-lăng, quân đóng ở Hạ-tuấn, nay là Thìn-châu, muốn tiến vào đất mán, có hai con đường: theo lối Hồ-đầu thì đường gần mà nước hiểm, theo lối Sung-đạo thì đường phẳng mà tải xa. Vua ban đầu phân vân, đến lúc quân tới, Cảnh Thư muốn đi đường Sung-đạo. Viện cho là đi thế tốn ngày tốn lương, chẳng bằng tiến theo lối Hồ-đầu, chẹn ngang cổ họng thì giặc phải tự vỡ. Việc trình lên, vua theo kế của Mã Viện, bèn tiến vào lối Hồ-đầu. Giặc từ trên cao giữ chỗ hẹp, quan quân vì nước chẩy siết, thuyền không lên được. Nhân gặp thử-thấp, quân lính bị chết dịch nhiều lắm. Viện cũng trúng bệnh mà mất. Cảnh Thư viết thư cho anh là Hảo-Trĩ-Hầu rằng: Thư này trước có dâng lời, bảo nên tiến theo lối Sung-đạo, lương tuy khó vận nhưng binh mã còn được mà dùng, quân nhân mấy vạn, tranh nhau tiến trước. Nay tiến đường Hồ-đầu không thể lên được, quân sĩ chết hại mất nhiều, thật là đáng tiếc.
Vương Tích rằng: Đường tuy đáng đi nhưng có khi không đi, vì sợ có quân kỳ quân phục, như Triệu Thiệp nói với Chu Á-Phu, tránh cái lối Hào-miện chật hẹp, sợ có phục binh, xin qua Lam-điền, ra Vũ-quan, đến Lạc-dương, bất quá chỉ sai một, hai ngày đó vậy.
Trương Dự rằng: Cái chỗ hiểm ách xe không được gióng đôi, ngựa không được thành hàng, cho nên không