Trang:Ton Ngo Binh Phap - Ngo Van Trien.pdf/13

Trang này đã được phê chuẩn.
17
BINH PHÁP

Tiều công Võ nói: Vương Tích thấy bản cổ sửa đổi lầm thiếu nên lại làm lời chua. Triều vua Nhân Tông (Tống) thiên hạ nhân thái bình đã lâu, người nước không tập luyện việc binh. Nguyên-Hiệu làm phản, tướng ngoài biên thường bị thua luôn, triều đình nhân tìm hỏi những người biết về việc binh, thế là sĩ đại phu đua nhau nói việc binh nhiều lắm. Cho nên bản triều chú giải sách của Tôn-Vũ, đại khái đều là người của thời bấy giờ.

Xét sách Tôn-tử tạp chí ngày nay, vốn do Đạo-trạng Hoa-âm[1] lục ra, tức là bộ sách do Cát-thiên-Bảo đời Tống thu góp lời chua của 10 nhà, 10 nhà ấy là: 1•) Ngụy Vũ; 2•) Lý Thuyên; 3•) Đỗ Mục; 4•) Trần Hạo; 5•) Giả Lâm; 6•) Mạnh Thị; 7•) Mai nghiêu-Thần; 8•) Vương Tích; 9•) Hà diện Tích; 10•) Trương Dự.

Trong bản 10 nhà lại có Đỗ Hựu Quân-Khanh chua nữa. Xét Đỗ Hựu là người làm ra sách Thông-điển, dẫn lời của Tôn-Tử mà giải thích chứ không phải là chua. Sách Thông-điển dẫn lời Tôn-Tử rằng: « lợi để câu nhử, thân để chia lìa » chua rằng lấy lợi câu nhử, khiến năm cách gián[2] đều lọt vào, kẻ biện sĩ đi du thuyết làm thân với vua tôi bên kia, rồi làm chia lìa hình thế của họ ra, cũng như nước Tần sai kẻ phản gián sang nói với nước Triệu, khiến bỏ Liêm Pha mà dùng con Triệu Xa đó. Xét hai câu « lợi để câu nhử, thân để chia lìa » nguyên văn của Tôn tử vốn không liền nhau, sách Thông điển trích dẫn lại lầm lời chua, tìm đến ý nghĩa, hầu thành ra một việc, khác hẳn với lời Tôn-tử, nghĩa hai câu không dính gì với nhau cả.

Lại xét lối chua của Đỗ-Hựu thường trước dẫn lời chua của họ Tào, dưới phụ ý mình cho nên lời trước với lời sau có chỗ không giống nhau.

Lại về sự chua của Đỗ-Hựu, ngoài sự dẫn dụng lời chua của họ Tào, thỉnh thoảng cũng dùng lời của họ Mạnh nữa.

Lại xét mười nhà chua[3], sau Ngụy-Võ thì kế đến


  1. Kho sách của đạo gia ở đất Hóa-âm.
  2. Xem ở thiên Dụng-gián dưới này.
  3. Xin độc-giả chú ý: những lời chua của mười nhà dưới đây, dịch-giả chỉ chọn lựa mà địch, cốt cho được sáng nghĩa của chính-văn thì thôi, chứ không dịch tất cả, sợ phiền nhũng mà không có ích mấy.