Trang:Ton Ngo Binh Phap - Ngo Van Trien.pdf/122

Trang này đã được phê chuẩn.
126
TÔN NGÔ

Vương-Tích rằng: Sách quân đời xưa.


Nói không cùng nghe, cho nên làm trống chiêng.

Vương Tích rằng: Dùng những tiếng trống chiêng để sự ngồi đứng tiến lui, nhanh chậm thưa mau, đều có tiết độ.


Nhìn không cùng thấy, cho nên làm cờ phướn.

Đỗ Hựu rằng: Xem sự chỉ huy để làm chừng cho mắt.

Vương Tích rằng: Để làm tiêu biểu cho bộ khúc đều được ngay hàng thẳng lối.


Này chiêng trống cờ phướn là để duy nhất tai mắt của mọi người.

Đỗ Hựu rằng: Làm cho đều-đặn sự trông nghe của tai mắt mọi người. Khiến biết cái chừng-mực tiến thoái.

Lý Thuyên rằng: Trống tiến, chiêng lui, phướn thưởng, cờ phạt, tai nghe chiêng trống mắt trông phướn cờ, cho nên không loạn. Kẻ mạnh người nhát không thể riêng tiến riêng lui, là do cờ trống bắt bẻ vậy.

Trương Dự rằng: Này dùng binh đã nhiều, chiếm đất tất rộng, đầu cuối cùng xa, tai mắt chẳng tiếp cho nên đặt ra tiếng chiêng trống để cùng nghe chung, dựng ra hình cờ phướn để cùng nhìn chung, trông nghe đều nhau thì tuy trăm vạn quân, cùng tiến thoái như một. Cho nên nói rằng « Trọi đông như trọi vắng, bởi vì đã có hình-danh ».


Người đã chuyên nhất, thì người mạnh không được riêng tiến, người nhát không được riêng thoái, ấy là cái phép dùng binh.