Trang:Ton Ngo Binh Phap - Ngo Van Trien.pdf/12

Trang này đã được phê chuẩn.
16
TÔN NGÔ

Tôn-Tử nói: cho nên nói rằng chỗ cỏ rậm um tùm là để ẩn trốn, chỗ hang sâu hiểm-hóc là để đình trú xe ngựa, chỗ núi rừng khuất khúc là để lấy ít đánh nhiều, chỗ đầm hồ mờ-mịt, là để ẩn náu hình tích.

Thấy ở Thông-điển.

Tôn-Tử nói: mạnh yếu dài ngắn đừng lẫn.

Lại nói: xa thì dùng nỏ, gần thì dùng gươm, gươm nỏ cùng bổ trợ cho nhau.

Lại nói: Lấy mười bộ binh để đánh một kỵ binh. Cũng thấy ở Thông-điển.

Đỗ Mục nói: « sách của Tôn-Vũ mấy chục vạn lời, Ngụy-Vũ tước bớt phần rườm rà lọc chép phần tinh túy thành bộ sách này ». Nhưng xét 13 thiên Tôn-tử là do Tôn Vũ tự tay chép nên trong sách Sử-ký có hai lần khen đến, vậy mà Đỗ Mục bảo do Ngụy Vũ bút tước nên là lầm.

Tiều công Võ nói: Lý Thuyên đời Đường cho là Ngụy Vũ chú giải có nhiều chỗ lầm, bèn thu rút pho sử lịch-đại dựa theo phép độn giáp mà chua thành 3 quyển.

Lại rằng: Đỗ Mục đời Đường thấy trong Vũ-thư, đại khái dùng bằng nhân nghĩa, khiến bằng cơ quyền, Tào Công chú giải sơ lược, mười không được một, bởi còn tiếc những điều sở đắc, định dành lại để tự làm ra bộ sách mới, nhân đem chua lại cho đầy đủ. Người đời bảo Mục hăng-hái thích bàn việc binh, muốn thử tài mà không được, sức học có thể nói chuyện được những việc ở thời Xuân-thu, Chiến-quốc rất rộng mà tường, người sành việc binh phải có ý phục.

Lại rằng: Trần Hạo đời đường thấy Tào Công chua thì lờ mờ, Đỗ-Mục chua thì viển vông, bèn làm lời chua lại. Lại rằng: Kỷ Nhiếp đời Đường đem những lời giải của ba nhà đời Đường là Mạnh-thị, Giả-Lâm, Đỗ Hựu mà họp lại.

Âu dương Tu nói: đời truyền rằng 13 thiên Tôn-tử, phần nhiều dùng lời chua của Tào-Công, Đỗ-Mục, Trần-Hạo gọi là ba nhà.

Lại rằng: ba nhà chua Tôn-tử, Hạo là người chua sau cùng thường chê chỗ kém của Mục.