Trang:Ton Ngo Binh Phap - Ngo Van Trien.pdf/112

Trang này đã được phê chuẩn.
116
TÔN NGÔ

ngày không đi, lại đắp thêm lũy. Quân gián-điệp của Tần đến. Xa thết tử tế rồi cho về. Gián-điệp về báo Tần. Tướng Tần cả mừng nói: Này ra khỏi thành 30 dặm mà quân không đi, lại đắp thêm lũy, vậy Át-dư không phải là đất của Triệu nữa. Thả gián-điệp của Tần về rồi, Xa bèn cuốn giáp kéo đi, chỉ hai ngày một đêm đã đến, sai những quân thiện-xạ đóng cách Át-dư 50 dặm. Người Tần nghe tin đem hết quân lại. Có một tên quân nói: Chiếm trước được Bắc-sơn thì thắng. Xa sai một vạn người đến chiếm, người Tần tới tranh không được. Xa nhân thả quân ra cả phá được quân Tần, vòng vây của thành Át-dư được cổi thoát.

Giả Lâm rằng: Đường quân địch đến vốn gần, ta biết làm cho họ phải đi vòng xa mới đến, hoặc lấy quân gầy yếu, hoặc lấy mối lợi nhỏ, nhử ở đường khác, khiến họ không đến mau để tranh giành được.

Trương Dự rằng: Nói cái đất hình thế, hễ tranh được thì thắng. Phàm muốn tranh lấy cái đất tiện lợi ở gần, trước phải dẫn quân đi xa, lại lấy lợi nhỏ mà nhử giặc, khiến họ không ngờ rằng ta tiến đến, lại tham mối lợi của ta, cho nên ta có thể đi sau mà đến trước, ấy gọi là lấy cong làm thẳng, lấy hại làm lợi đó. Triệu Xa chiếm Bắc-sơn mà phá được quân Tần. Quách Hoài giữ Bắc-nguyên mà đuổi được Gia-Cát, chính là thế đó. Có thể đi sau mà đến trước được, là hiểu rõ độ số, biết cái mưu lấy cong làm thẳng vậy.


Cho nên quân tranh là lợi, quân tranh là nguy.

Tào-Công rằng: Khéo thì lợi, không khéo thì nguy

Giả-Lâm rằng: Quân ta đến trước, được chỗ tiện lợi thì là lợi, để quân địch đến trước, chiếm mất chỗ