Trang:Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn.djvu/66

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 64 —
  1. Quân tử bất thực ngôn.
    Người quân tử chẳng ăn lời nói. Có câu rằng : quân tử nhứt ngôn, nghĩa là làm người phải chủ tín trong một lời nói, không đặng nói hai lời, hay là nói đi nói lại.
  2. Quân tử cố cùng, tiểu nhơn cùng tư lạm hỉ.
    Người quân tử bền nghèo cực, đứa tiểu nhơn nghèo khó thì hay gian tham, làm quất. Người tốt thì an phận nghèo, đứa xấu lâm nghèo thì sanh đều trộm cướp.
  3. Quân tử dĩ chí khí tương kỳ.
    Ngưi quân tử lấy chí khí hẹn nhau. Đồng một chí ý, chẳng luận xa gần, sau trước, nghĩ việc đều giống nhau.[đính chính 1]
  4. Quân tử khả khi dỉ kì phương.
    Về việc có lý, người quân tư có lẽ phải lầm. Xưa có người cho thầy Tử-sản môt con cá, thầy biểu tên giữ hồ đem ra hồ mà thả. Tên giữ hồ đem con cá ra làm thịt mà ăn, rồi thưa lại với thầy rằng. Khi tôi mới thả con cá xuống hồ, coi ý nó khờ khờ, rồi đó nó quậy quậy, thoát chúc nó lặn đi mất. Thầy Tử-sản nghe nói thì mầng cho con cá mà rằng : Đắc kì sở tai ! nghĩa là cá gặp nước gặp chỗ, sự thế nó phải làm vậy.
  5. Quân tử lao tâm tiểu nhơn lao lực.
    Người quân tử nhọc lòng, đứa tiểu nhơn nhọc sức. Người quân tử dụng trí, đứa tiểu nhơn dụng lực.
  6. Quân tử tại giả, tiểu nhơn tại triều.
    Người quân tử ở ngoài nội, đứa tiểu nhơn ở trong triều. Thân phận đổi dời.
  7. Quân tử ứ hự thì đau.
    Người khôn không đợi nặng lời, một tiếng khinh bạc nhẹ nhẹ cũng đủ xấu hổ.
  8. Quân tử thánh nhơn chi mĩ.
    Người quân tử hay làm nên cho người ta. Không có bụng đố hiền tật năng mà làm hư cùng trợ ác cho ai ; cho nên bất thành nhơn chi ác.
  9. Quân tử thực vô cầu bảo, cư vô cầu an.
    Người quân tử ăn không cầu no, ở không cầu yên. Người có lòng đạo thì ố y ố thức, không cầu no đủ sung sướng, cũng chẳng vụ chỗ ở, miễn là tế thới hành đạo hay là giúp đời dạy đào được thì lấy làm đắc ý ; cũng chẳng rảnh rang mà lo tới việc ở ăn.
  10. Quân tử ưu đạo bất ưu bần.
    Người quân tư lo vì đạo, chẳng lo vì nghèo. Cũng có một ý theo câu trước.
  11. Quân tử viện bào trù.
    Người quân tử xa lánh chốn bếp núc. Ngườì quân tử lo việc lớn chẳng quản việc nhỏ. Nghĩa thường là người tử tế không nên nói miếng ăn.
    1. Sửa: Ngưi quân tử lấy chí khí hẹn nhau. Đồng một chí ý, chẳng luận xa gần, sau trước, nghĩ việc đều giống nhau. được sửa thành Người quâ tử lòng dạ đều giống nhau, không hẹn cũng như hẹn.: chi tiết