Trang:Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn.djvu/61

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 59 —
  1. Nói ra gia lấy.
    Ấy là tiếng phân bua, buộc người nói phải chữ lời đã nói. Gia lấy nghĩa là buộc cho, đừng chối cải. Có câu rằng : Nhứt ngôn thuyết quá, tứ mã nan truy ; nghĩa là một lời nói ra, ngựa tứ theo không kịp. Có lỡ lời nói thì phải chịu.
  2. Nữ sanh ngoại tộc.
    Gái theo họ ngoại ; ba đời dứt nghĩa gần, trai thì thế thế bất tuyệt, vì là đồng tông.
  3. Nươc chảy đâu đâu cũng tới.
    Phép buộc đâu đâu cũng buộc. Cũng hiểu là việc tràn đồng.
  4. Nước chảy lá môn.
    Trợt lớt, không đem vào tai, không nghe lời phải.
  5. Nước nóng còn có khi nguội.
    khi giận cũng có khi hiền.
  6. Nước tới trôn mới nhảy.
    Để việc thối hối mới lo.
  7. Nước xao đầu vịt.
    Lời khôn ngoan không lọt vào tai ; không biết nghe đều phải.
  8. Nuôi heo rán lấy mỡ, nuôi con đỡ chơn tay.
    Ấy là câu đầu bài cha mẹ đàng gái hay nói mà đòi của cưới đàng trai.
  9. Nuôi con không phép kể tiền cơm.
    Nuôi con là phận sự cha mẹ.
  10. Nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà.
    Chứa người làm hại cho mình ; nuôi người dòm hành chuyện nhà.

O

  1. Ở cho phải phải phân phân, cây da cậy thần, thần cậy cây da.
    Cây da có thần dựa vào mới linh, thần cây da mới có chỗ dựa. Thế phải tương y tương ỷ cùng nhau.
  2. Ố nhơn thắng kỉ.
    Ghét người hơn mình; nói nôm thì là, Ghen hiền ghét ngỏ: ; nói chữ thì là đố hiền tật năng.
  3. Oa giác công danh, nhăng đầu vi lợi.
    Công danh sừng ồc, ; lợi mọn đầu lằng ; nghĩa là danh lợi không bền.
  4. Oan oan tưnơg báo.
    Làm oan khiên, mắc oan khiên, cũng như nói dữ có dữ trả.