Trang:Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn.djvu/48

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 46 —
  1. Lão giả an chi.
    Già an phận già.
  2. Lão lai tài tận.
    Già đến, tài hết ; con người đến tuổi già thì hay lụt trí khôn. Có câu rằng : trẻ khôn qua, già lú lại.
  3. Lão mã tri đạo.
    Ngựa già biết đàng về. (Coi nghĩa câu lạc đàng).
  4. Lão ngô lão dĩ cập nhơn chi lão, ấu ngô ấu dĩ cập nhơn chi ấu.
    Kính già ta mà kính đến già nười, thương trẻ ta mà thương đến trẻ người. Nghĩa là phải tôn kính mọi kẻ già, thương yêu khắp con trẻ.
  5. Lao lực bất như lao tâm.
    Nhọc sức chẳng bằng nhọc lòng ; nhọc lòng thì sanh bịnh nội thương.
  6. Lễ thuận nhơn tình.
    Lễ chế phải thuận theo lòng người.
  7. Lểu lảo như cháo gạo lương.
    Bảng lảng, sơ lược, không ăn thua.
  8. Lý bất cập thế.
    Thế là quyền thế hay là thế nương dựa ; hễ thất thế thì phải ức lý ; nghĩa là không thân đặng lẽ ngay. — Khó nhịn lời, mồ côi nhịn lẽ, ấy là lý bất cập thế.
  9. Lỗi thầy mực sách, cứ mạch mà cưa.
    Chỉ vẽ quấy có người chchiu, cứ việc ta làm.
  10. Lươn chê chạch dài đuôi.
    Ấy là mình ốc chẳng rửa. Biết chê kẻ khách mà chẳng nghĩ thân phận mình.
  11. Lường thân tráo đầu chẳng qua đong đầy.
    Quỉ quái chẳng qua thật thà.

M

  1. Ma bắt coi mặt người ta.
    Coi mòi mà ăn hiếp.
  2. Mạ nhơn như giáo nhơn.
    Mắng người là dạy người, người ta lầm lỗi mà mình mắng nhiếc, thì là dạy khôn cho người ta ; té ra người ta đặng ích, mà mình chịu tổn, một là hao hơi hai là tổn đức, lại làm cho kẻ thù biết tâm thuật mình.
  3. Mạc hiện hồ ẩn, mạc hiển hồ vi.
    Chẳng gì bày ra hơn việc kín; chẳng gì tỏ hơn đều nhiệm. Dẫu là chuyện ẩn vi cũng có kẻ biết, chớ nói rằng không có ai hay.