Trang:Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn.djvu/39

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 37 —
  1. Hoành thâu nghịch phát.
    Thâu chẳng phải lẽ, thì tán ra cũng không phải lẽ. Nghĩa là không lẽ cầm của trái lẽ.
  2. Học sư bất như học hữu.
    Học thầy chẳng bằng học bạn ; học với thầy phai thủ lễ, ít dám hỏi han, học với bạn là học đòi không phải câu thúc.
  3. Hom tranh bẻ hai.
    Nghĩa là chia đồng đều.
  4. Hôn dạ khất ai, kiêu nhơn bạch nhựt.
    Đêm hôm xin thương, ngày sáng kiêu với người, ấy là chánh bịnh những người bất tài không biết liêm sỉ, lo lót với người ta mà làm mặt không lo, hay là lạy dạ khẩn cầu cho đặng việc, rồi thì tự thị làm mặt không cầu ai.
  5. Huynh đẹ như thủ túc.
    Anh em như tay chơn, có câu khác rằng : phu phụ như y phục, áo rách còn có lẽ vá, tay chơn lìa chẳng có lẽ nối, nghĩa là anh em khó kiếm.
  6. Hùm chết để da, người ta chết để tiếng.
    Làm người ở đời một là lưu danh thiên cổ, hay là di xú vạn niên.
  7. Hùm dữ chẳng ăn thịt con.
    Có câu rằng : Phụ tử chi tình vô bất ái, cha mẹ không lẽ giết con, cho nên có câu nôm : tay phân tay bao nở, ruột cắt ruột bao đành.
  8. Hương đảng mạc như xỉ.
    Phép hương đảng chẳng gì hơn tuổi. Phép ở làng không luận chức tước, phải trọng kẻ tuổi tác hơn.
  9. Hùm mất thịt.
    Nghĩa là táo tác làm dữ, không yên.
  10. Hung trung vô vật.
    Trong lòng không có vật gì. Hiểu là người tự nhiên, không có bụng gì, không thiện với ai, không ác với ai.
  11. Hữu danh nhàn phú quí, vô sự tiểu thần tiên.
    Nghĩa là thú nào vui thú ấy, hữu danh với vô sự cũng bằng nhau.
  12. Hữu danh vô thật.
    Tên có mà sự thật không có, có câu đối nghĩa rằng : danh xứng kì thiệt.
  13. Hữu dõng vô mưu.
    Nghĩa là có một sự mạnh, mà không có mưu chước.
  14. Hữu duyên thiên lý ngộ.
    Có duyên ngàn dặm cũng gặp nhau, hay là ngàn dặm gặp nhau vì là có duyên.
  15. Hữu lao vô công.
    Nhọc thì có mà không ai kể công ơn.