Trang:Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn.djvu/31

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 29 —
  1. Dục bải bất năng.
    Muốn thôi chẳng đặng, thì chỉ nghĩa là chẳng có lẽ thôi, hoặc chẳng dám thôi.
  2. Dục gia chi tội, hà hoạn vô từ,
    Nghĩa là muốn gia tội cho, lo gì không tiếng nói. Nói tốt thì khó, muốn nói tội cho người ta và nhứt là kẻ bề trên muốn làm tội cho kẻ bề dưới, thì là đều rất dễ.
  3. Dữ tu hành, hơn lành kẻ cướp.
    Chiếu ứng với câu, bình phong tuy phá, cốt cách du tồn.
  4. Dục tốt bất đạt.
    Nghĩa là muốn mau chẳng xuôi, hễ táo cấp lắm, thì hay sanh đều ngăn trở.
  5. Dùi đánh đục, đục đánh săng.
    Hiểu nghĩa là cứ thứ mà làm, dồn lần cho đến nơi.
  6. Dụng lòng không ai đụng thịt.
    Tục đất nầy có kiến thịt, thì trọng tại bộ lòng, thiếu một vật trong bộ lòng thì là thất lễ ; lòng ấy thì là lòng kính vì, thảo lảo.
  7. Dụng nhơn như dụng mộc.
    Dụng người như dụng cây, chẳng vì một chút mục chút tì mà bỏ cả cây. Cầu sĩ mạc cầu toàn cũng vào một nghĩa ấy.
  8. Dụng như hổ, bất dụng như thử.
    Có dụng thì như cọp, không dụng thì như chuột. Nghĩa là người bất tài mà đăng yêu dùng, thì cũng hóa ra mạnh mẽ như cọp ; dẫu là người có tài, mà chẳng đặng yêu dùng, thì cũng trở nên yếu đuối như con chuột ; quí tại dùng cùng chăng.
  9. Dương chất hổ bì.
    Cốt là dê mà da cọp. Nghĩa là có vẻ bề ngoài mà thôi ; cốt dê thấy cỏ thì thèm, thấy muông lang thì sợ, quên cái da mình là cọp
  10. Duồng gió bẻ măng.
    Nghĩa là thừa thế mà làm, một ý với câu, chờ lụt dẩy rều, chẳng khác chi mượn thế lực mà làm sự gì hay là đệm luôn kẻ khác.
  11. Dưỡng hổ di hoạn.
    Nghĩa là nuôi cọp để hoạn lại sau. Cọp ấy thường hiểu là người gian ác, nếu làm ơn cho nó, hay là nuôi dưỡng lấy nó, thì nó sẽ dĩ ân báo oán hay là sẽ làm hại cho mình.
  12. Dưỡng lão khất ngôn.
    Nghĩa là nuôi kẻ già cả mà xin tiếng nói, hay là học khôn, kẻ già cả phải am tường sự lý cùng trải việc hơn người trẻ tuổi.
  13. Dương thuận âm vi.
    Dương là bề ngoài, âm là bề trong, chỉ nghĩa là làm mặt thuận hòa, mà trong lòng thì ngạnh.