Trang:Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn.djvu/24

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 22 —
  1. Đặng chẳng mầng, mất chẳng lo.
    Nghĩa là vô tâm.
  2. Đặng chì đặng chài.
    Nghĩa là đắc thế ; chì để mà dằn chưn chài, đặng một mà sanh hai.
  3. Đặng chim bẻ ná.
    Đặng cá mà quên nơm, thì hãy còn cái nơm, đặng chim bẻ ná, thì lại làm hư cái ná, đã vô ơn mà lại hủy hoại.
  4. Đàng dài biết sức ngựa, nước loạn biết tôi ngay.
    Có nguy biến mới biết lòng người, đi đàng xa mới biết sức ngựa.
  5. Đàng lang bộ thyền.
    Con châu chấu bắt con ve ve. Con châu chấu đương chụp con ve ve, chẳng dè đàng sau lại có con huình tước chụp mà bắt cả đôi, chỉ nghĩa là ham ăn mà không nghĩ hậu.
  6. Đắng cũng là ruột, ngọt cũng người dưng.
    Đắng mà thiệt, ngọt mà giả ; lại đắng là mực thiệt, ngọt là đãi bôi, nghĩa là phải lấy cật ruột làm hơn.
  7. Đặng phe của mất phe con.
    Nghĩa là ít người đặng vuông tròn, cho nên người ta hay chúc tam đa ngũ phước.
  8. Đàng tí đương xa.
    Nghĩa là cánh chấu chống xe : thế suy nhược chẳng chống đặng sức lớn.
  9. Đánh cho chết nết không chừa.
    Nghĩa là không chịu giáo hóa, hay là khó dạy bảo.
  10. Đánh chó không kiêng chủ nhà.
    Nghĩa là không vị nhau, hay là không nghĩ tình diện nhau ; có câu rằng : sợ hùm phải kiêng cứt hùm.
  11. Đánh một gái giái cả chợ.
    Xử tội một gái để mà răn đờn bà con gái khác. Tục đất nầy việc đi chợ mua ăn thì là việc đờn bà, nói cả chợ thì hiểu cả đờn bà con gái. Đời quan Tả-quân, những tội lang vân ngoạt tình, thường cho voi giỡn tại chợ.
  12. Đánh rắn cho chết nọc.
    Nghĩa là làm cho dứt hậu hoạn.
  13. Đánh trống động chuông, bứt mây động rừng.
    Nghĩa là nhơn một việc mà động lây tới việc khác. Thương danh hại nghĩa gọi rằng động, làm mất lòng cũng là động.
  14. Đao kiếm tuy lợi bất sát vô tội chi nhơn.
    Đao gươm dầu sắc không giết người vô tội.
  15. Đào lý nhứt môn.
    Một cữa cây đào cây lý, ấy là con một nhà, học một trường ; cữa thầy hay trồng đào lý.