Trang:Tân Dân Tử, Gia Long Tẩu Quốc, Quyển 4.pdf/8

Trang này cần phải được hiệu đính.
— 236 —

— Tâu quốc-vương, con bạch-hầu nầy ở đâu không biết, song mấy năm trước thường thường mỗi đêm tới đứng trước tháp nghe kinh, tôi thấy vậy cho ăn uống và nuôi dưởng từ ấy đến nay, bây giờ mỗi khi tôi tụng kinh, thì nó biết đốt hương lạy phật, gỏ mỏ dộng chuông, và biết nghe tiếng người, song không biết nói. Sãi già ấy nói rồi, day lại ngó con bạch-hầu và lấy tay vỗ trên đầu hai ba cái mà bảo rằng:

— Phi-Phi, mi hãy lại lạy mừng quốc-vương đó đi.

Con bạch-hầu nghe bão, liền lại đứng trước Chất-Tri mọp đầu xuống đất một cái, rồi nhãy phóc lên cây đại thọ trước tháp mà ngồi, lấy tay quào tai lia lịa nhăn răng trắng xát, và hầm hừ khọt khẹt ít tiếng, dường như nó lẫm bẩm cằng nhằn mà nói rằng:

— Người ấy là người thù của ta, đả bắn ta một mũi, nếu ta không lẹ tay bắt đặng mũi tên, thì ta đả phèo gan đổ ruột đi rồi, bây giờ lại bắt ta lạy mừng, thật là ức quá! chớ chi ta không tu tâm luyện tánh, thọ-phái qui-y, thì ta cắn một miếng cho dập xương mà trả thù mũi tên khi nãy.

Chất-Tri thấy con bạch-hầu hình thù tốt đẹp, lông lá trắng tinh, lại biết nghe hiểu tiếng người, và theo ý vâng lời chìu lỵ, thì nói với sãi-già ấy rằng:

— Tôi thấy con bạch-hầu nầy, tôi lấy làm bằng lòng đẹp ý lắm, vậy xin thoàn-sư vui lòng để lại tôi nuôi, tôi sẽ huờn tiền công-quả lại cho, ước có được chăng?

Sãi ấy đáp rằng: nếu quốc-vương muốn dùng nó, mà bão vậy, thì lẻ nào tôi chẳng vâng lời,