Trang:Tân Dân Tử, Gia Long Tẩu Quốc, Quyển 1.pdf/6

Trang này cần phải được hiệu đính.
II

Quốc dân ta đọc đến lịch sữ nước Pháp, thấy một người chọc trời khuấy nước, nghinh ngang một cỏi biên thùy, bình phục các nước bên Âu một lúc, là Nả-bá-Luân (Napoléon) thì có lòng sùng bái kính trọng mà khen rằng :

Thật là một vị anh hùng, thật là một tay hào kiệt.

Đọc lịch-sữ Hy-lạp (Grec) thấy Á-lực-Sơn-đại (Alexandre le grand) nam phạt Ba-tư (Perse) Tây chinh ai-cập (Egypte) thì trầm trồ khen rằng : thật là siêu quần, thật là bạc tỵ.

Đọc Lịch-sữ Tàu, thấy Tiết-nhơn-Quí chinh Đông, La-Thông tảo Bắc, Ngủ-Hổ bình Tây, và thấy Nguơn-thái-Tổ lày Thiết - mộc - Chơn (Tamerlan) chinh Nga, Hốt-tất-Liệt (Koubilaï) phạt Tống, thì khen rằng : thật hào-kiệt, thật anh hùng, nhưng hỏi lại nhửng người danh-nhơn vĩ-tích trong nước mình là ai, thì coi bộ ngẩn-ngơ chẳng biết, thật cũng là :

Lạ thay cho cái nhơn tình,
Chuyện người thì sáng chuyện mình thì lu.

Vậy nên muốn phổ thông quốc sữ, chẳng chi hay bằng trích ra một đoạn, rồi đặt thành tiểu-thuyết, như nhà trước tác đại danh Langsa là Alexandre Dumas, vẫn có đặc tài về lối ấy.

Tân-dân-Tữ tiên sanh là nhà sữ-học văn-chương, lại lịch lảm nhơn tình thế thái, cũng có ý như vậy, nên đã gia công khão cứu nhiều bộ Sữ-ký Tiền-triều của người Tây và người Annam soạn, mà điền thàn một bổn lịch-sử tiểu-thuyết đề là « Gia-Long tẩu quốc »