Trang:Tân Dân Tử, Gia Long Tẩu Quốc, Quyển 1.pdf/15

Trang này cần phải được hiệu đính.
XI

thuyết về lich-sử thì cần nhứt cho quốc dân ta trong lúc nầy hơn hết. Lịch-sữ với tiểu-thuyết phải cặp kè nhau như mẹ với con, hòa hiệp nhau như chồng với vợ, lịch-sữ mà không có tiểu-thuyết để phụ tùng thì như mẹ mà không con giúp đở, thế phãi bơ vơ; tiểu-thuyết mà không có lịch-sử làm cội nguồn, nào khác vợ mà không chồng chủ trương, ắc phải một mình hiu quạnh;

Vậy nếu muốn cho lịch-sữ nước nhà phổ thông, thì chẳng chi hay hơn là dùng tiễu-thuyết làm mai-nhơn để dẩn dắc quốc-dân vào đường lịch-sữ, đó là một phương pháp rất anh linh, và một phương châm rất công hiệu.

Nhưng tiểu thuyết có hai đều quang hệ khác nhau: Một là: tiểu thuyết nào từ nghiêm lý chánh, thì được bỗ ích cho xả-hội nhơn quần; hai là: tiểu-thuyết nào viết bạ nói xàm, chẳng kể luân lý cang thường, ắc gây một mối ác cãm trong lòng người mà phải tồi phong bại tục.

Vậy tiểu thuyết củng có thể đáng kính đáng yêu, mà củng có thể đáng kính đáng sợ.

Trong nước ta từ hai ngàn năm nay, lịch sữ đại lược thì có, mà lịch sữ tiểu-thuyết thì không.

Lịch-sữ ta như một cây kia có cội rể, mà chẳng có nhánh lá bông hoa, như một nhà kia có cột rường; mà không có ghế bàn trang sức, nếu cây mà không có nhánh lá bông hoa, thì thành ra cây khô, ngó tới thêm chán thêm buồn, có gì gọi rằng tốt tươi ngoạn mục, còn nhà mà không ghế bàn trang suất,