LỜI TỰA CỦA TÁC-GIẢ
Lấy cặp mắt quan sát mà xem cả hoàn cầu, từ Tây-Âu tới Đông-Á, từ Mỷ-Quốc tới Phi-Châu, cái trình độ các nước văn-minh lên cao chừng nào, thì cái nền lịch-sữ tiểu-thuyết lại càng vun bồi tô điểm, quí trọng thạnh-hành chừng nấy.
Mổi nước đều có một lịch-sữ riêng, mổi lịch sử lại có diển ra tiểu-thuyết đặng phổ thông cho quốc dân rỏ biết cái cơ-quan hành động cũa tiền nhơn, sự dinh hư tiêu trường của chũng tộc.
Lịch sử có hai thứ: một thứ gọi là lịch-sữ đại-lược chánh-biên, một thứ gọi là lịch-sữ tiểu-thuyết.
Lịch-sử đại-lược chỉ nói tóm tắc những sự lớn lao, mà không nói cặn kẻ những sự mảy múng. Còn lịch-sữ tiểu-thuyết thì nói đũ cả, vừa chuyện lớn lao, vừa chuyện mãy múng, đều trạng ra như một cái cãnh vật tự nhiên, hiển hiện trước mắt. Lịch-sữ đại-lược có nói nhơn vật sơn xuyên, quốc gia hưng phế, mà không tỏa trạng mạo ngử ngôn, không tỏa tánh tình phong cãnh.
Còn lịch-sử tiểu-thuyết thì tỏa đủ các nhơn vật sơn xuyên, tánh tình ngôn ngử, tỏa tới hỉ, nộ, ái, ố, trí nảo tinh thần, tỏa tới phong cãnh cỏ-hoa, cửa nhà đài các, nhành chim lá gió, nhạc suối kèn-ve, làm cho các độc giã ngồi xem quyển sách, miệng đọc câu văn, mà dường như mình đã hóa thân đi du lịch một phong-cãnh nào kia, xem thấy một