Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/83

Trang này cần phải được hiệu đính.
63
NGUYỄN-TRÃI

Hạnh, là đường ngay thảo kính tín.
Xưa nay mấy kẻ dâu hiền,
Dong, công, ngôn, hạnh là tiên phàm-trần.
Phận con gái ở nhà thi-lễ,
Lắng tai nghe truyện kể tam-cương,
Dẫu ái ân cùng chiếu cùng giường,
Đạo chồng sánh quân-thân chi đạo.
Làm tôi con chỉ trung chỉ hiếu,
Làm dâu thời chỉ kính mới nên.
Chớ khoe-khoang mình bạc mình tiền,
Đừng đỏng-đảnh cạy khôn cạy khéo.
Bề thiếp phụ thuận tòng là điệu,
Cũng như bên thờ chúa thờ cha.
Muôn nghìn đừng thói điêu ngoa,
Mắng ta không giận, yêu ta không nhờn[1].

CÂU HỎI. — I. Ý tưởng. — Bài này chia ra làm mấy đoạn và có những ý gì? Sách ta có những chữ gì để tóm tắt các bổn-phận của một người con gái? Cắt nghĩa những chữ ấy. — Về đạo vợ chồng trong sách ta có những chữ gì thường nói đến?

II. Lời văn. — 1. Xuất-giá hồi-môn: nghĩa. — Bồ-liễu: nghĩa đen, nghĩa bóng. — Ngoan: nghĩa ở đây; nghĩa thường. — Nâng khăn sửa túi: ý nói gì? — Nhiệm-nhặt, Trang-nghiêm, Thướt-tha, Lơi-lả: nghĩa những chữ ấy. — Trình, thưa, vâng, dạ: bốn chữ ấy nghĩa khác nhau thế nào? — Tiên phàm-trần: nghĩa đen, nghĩa bóng. — Nhà thi lễ là gì? — Thế nào là Quân-thân chi đạo? — Tam-cương là những gì? — Chỉ trung chỉ hiếu: nghĩa chữ chỉ. — Thế nào là đỏng-đảnh? — Chữ thuận-tòng nghĩa là gì?

2. Nhặt (lặt) các chữ lắp đi lắp lại trong bài này và nói hiệu-lực cách đặt chữ ấy. — Nói rõ đoạn này tại sao có giọng thấm-thiết. — Nhặt trong bài những câu nào đối nhau.

Hãy xét về số chữ trong các câu bài này và cách sắp đặt ra làm sao? Lối văn ấy có cái gì khác thường không? Có thông dụng không?


  1. Lờn.