CÂU HỎI. — I. Ý-tưởng. — Trong bài này tác-giả khuyên con điều gì? — Chia bài này ra từng đoạn và tóm đại ý mỗi đoạn. — Cứ ý tác-giả tại sao ta nên ở nhân-đức? Có phải ý tác-giả cũng hợp với câu trong sách nho « Thiện giả thiện báo » không?
II. Lời văn. — 1 Tất-tả bơ-vơ: nghĩa là gì? — Làm duyên: ý nói gì? — Cầm lòng: nghĩa. — Bớt miệng bớt lòng: ý nói gì? — Miếng khi đói, gói khi no: cắt nghĩa câu phương-ngôn ấy. — Giải nghĩa hai câu 23, 24. — Trời độ ta: nghĩa chữ độ. — Bụi trần: nghĩa đen chữ trần; có phải hai chữ ấy trùng ý nhau không? Lấy mấy cái tỉ-dụ mà chứng dẫn rằng trong tiếng ta thường có những thành-ngữ như vậy. — Tầy: nghĩa.
2. Trong bài này có chữ gì hay lắp đi lắp lại? Tại sao?
68. — BỔN-PHẬN CON GÁI
Phận con gái ở cùng cha mẹ,
Lòng phải chăm học khéo học khôn.
Một mai xuất giá hồi môn,
Phận bồ-liễu giá trong như ngọc.
Khéo là khéo bánh trong bánh lọc,
Lại ngoan nghề dệt vóc may mền.
Khôn là khôn lẽ phải đường tin,
Lại trọn đạo nâng khăn sửa túi.
Khôn chẳng tưởng mưu lừa chước dối,
Khéo chẳng khoe vẻ lịch chiều trai.
Xưa nay hầu dễ mấy người,
Miệng khôn tay khéo cho ai được nhờ.
Phận làm gái này nhời giáo khuyến,
Lắng tai nghe cổ-truyện mới nên.
Hãy xem xưa những bực dâu hiền,
Kiêm tứ-đức: dong, công, ngôn, hạnh.
Công, là đủ mùi sôi thức bánh,
Nhiệm nhặt thay đường chỉ mũi kim.
Dong, là nét mặt ngọc trang nghiêm,
Không tha-thướt không chiều lả-tả.
Ngôn, là dạy trình, thưa, vâng, dạ.