Thú yên-hà 3 trời đất để riêng ta.
Nào ai ai biết chăng là!
CHÚ THÍCH. — 1. 過 者 往 而 不 說: Việc đã qua không cần nói nữa. — 2. Hình hài: xác thịt; thân: tâm tình. Câu này ý nói: Chớ nên ham danh lợi bề ngoài mà làm khổ tâm thân mình. — 3. Yên hà 煙 霞 là khói và mây; thú yên hà là thú của người nhàn-tản ẩn-dật.
CÂU HỎI — I. Ý tưởng — 1. Bài này tả cảnh nhàn của bực người nào? — Tóm đại ý các đoạn trong bài này.
2. Tác-giả coi danh lợi thế nào? — 3. Các cuộc tiêu-khiển nói trong bài này có phải là những cuộc các cụ thường thưởng không?
4. So bài này với bài « Đời người thấm thoắt » của ông Cao-bá-Quát ở trên. Có những ý gì giống nhau? khác nhau?
II. Lời văn — 1. Cúc, tùng, phong, nguyệt: nghĩa đen bốn chữ ấy. Đây nói chung những cái gì? — Phồn-hoa là thế nào? — Hình-hài với thân khác nhau thế nào? — Nghĩa những câu 9, 10 và 11. — Câu kết ý nói gì?
2. Trong bài này có nhiều chỗ tương-phản (antithèse) không? Nhặt những chỗ ấy ra.
61. — CUỘC CÔNG-DANH
Cuộc công-danh không không có có,
Có rằng không, không có cũng ừ.
Nào ai hay trời đất những bao giờ,
Mà đã chắc non sông là mấy tuổi?
Hồn hồn nhất đại khối,
渾 渾 一 大 塊
Diểu diểu như nghĩ quần 1.
渺 渺 如 蟻 羣
Lọt lòng ra ai cũng có quân thân,
Mang lấy nợ lẽ lần khân không trả.
Cuộc kim cổ bày thôi lại xóa 2,
Cái râu mày nào biết dại hay khôn.
Trăm năm cũng một tiếng đồn!
CHÚ THÍCH. — 1. Nghĩa là: trời đất ví như một khối lớn, người ta nhỏ như một đàn kiến. — 2. Cuộc Kim cổ: cuộc đời nay đời xưa; ý nói cuộc đời thay đổi.