Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/57

Trang này cần phải được hiệu đính.
37
HỢP THÁI

Nền-nếp vẫn (hãy) còn nền-nếp cũ,
Lễ-văn sao khác lễ-văn xưa?
Ý nhân thiên-tử thôi chầu sớm,
Hay bởi đình-thần mới thức trưa 1?
Nào kẻ mây mưa duyên khế trước 2,
Tôn Chu nghĩa cả khéo thờ-ơ!

CHÚ THÍCH. — 1. Hai câu luận này có ý trách vua tôi nhà Lê không biết sớm trưa lo liệu để đến nỗi mất nước. — 2. Là các quan dân nhà Lê, những người đã được ơn vua lộc nước. — 3. Đức Khổng-Tử làm kinh Xuân-Thu giữ nghĩa tôn nhà Chu. Đây là ông ví nhà Lê như nhà Chu bên Tàu mà có ý trách quan dân không ai biết gióng-giả giúp nhà vua.

47. — TRÀNG PHÁO

Nguyễn-hữu-Chỉnh

TIỂU DẪN. — Ông Chỉnh người Nghệ-an, thuở bé đã thông minh; tục truyền lúc lên 9 tuổi, nhân năm mới đến mừng thầy học. Thầy cầm một tràng pháo bảo vịnh một bài thơ. Ông liền ứng khẩu đọc bài này, thật là khẩu khí tự nhiên, xem có thể đoán được sự nghiệp ông sau này. Quả nhiên năm 16 tuổi đậu hương-cống, năm 18 tuổi đậu khoa võ, có tiếng là văn võ toàn tài. Chí muốn làm to; bấy giờ về cuối đời Lê, ngoài Bắc thì vua Lê chúa Trịnh, trong Nam thì Tây-Sơn đương tung hoành, thoạt tiên thì ông theo chúa Trịnh, sau bỏ vào trong Nam xui Tây-Sơn ra đánh Bắc-Hà, phù Lê diệt Trịnh; khi Tây-Sơn về, ông được ở lại giữ Nghệ-an. Sau đảng Trịnh lại nổi lên, vua Lê triệu ông ra phá tan đảng Trịnh, được phong tước Bằng quận-công, cầm binh quyền, giữ quốc-chính, thiệt là phỉ chí ao ước bấy lâu. Nhưng Nguyễn-Huệ nghe tin ấy ra đánh bắt được ông đem giết, thiệt là ứng với câu: kêu lắm lại càng tan xác lắm.

Xác không, vốn những cạy tay người,
Khôn khéo làm sao, đốt cũng rời[1]
Kêu lắm, lại càng tan xác (tác) lắm,
Thế nào cũng một tiếng mà thôi.

48. — THƠ LẤY VẦN KHOAI

Tuy-lý-vương

Đức ông Tuy-lý-vương là con đức Minh-Mệnh. Ngài cùng với Tùng-Thiện-vương là hai tay thơ hay có tiếng. Đức Tự-Đức đã có câu thơ khen rằng: « Thi đáo Tùng, Tuy, thất Thịnh-Đường » nghĩa là thơ


  1. Có bản chép: Bao nả công trình, tạch cái thôi!