Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/56

Trang này cần phải được hiệu đính.
36
THƠ

nhất là bộ Vân-đài loại ngữ có thể coi như là một bộ triết-học tự-vựng được. Các bộ khác nữa là: Thánh-mô hiền-phạm lục, Kiến-văn tiểu lục, Hoàng-Việt văn hải, Thượng-kinh phong vật chí, v. v. Ông lại khởi thảo một bộ sử lớn nước ta là bộ Đại-Việt thông sử; nhưng bộ ấy còn dở-dang chưa xong, đến nay lại thất lạc mất nhiều đoạn.

TIỂU DẪN. — Ông thông minh khác thường, lên sáu tuổi đã biết làm thơ làm văn; khi 7, 8 tuổi cởi truồng đi tắm, có một quan Thượng vào chơi với cụ thân-sinh ông là Trung-hiếu công, trông thấy đứa trẻ hỏi thăm nhà; đứa trẻ ấy đứng giạng hai chân ra bảo quan Thượng rằng: Tôi đố ông biết chữ gì đây, hễ ông biết được thì tôi sẽ đưa ông vào nhà. Quan Thượng thấy thằng bé con hỗn xược, không thèm nói gì; đứa trẻ ấy cười ầm lên nói rằng: Chữ thái 太 thế mà không biết! Quan Thượng thấy đứa bé lạ, hỏi ra mới biết là con ông Trung-hiếu công; lúc vào nhà, gọi ông mắng rằng: mày là thằng rắn đầu rắn cổ, phải làm một bài thơ tự trách mình, nếu không làm được thì phải đòn; ông vâng lời làm bài tơ tự trách mình, tức là bài thơ này.

Chẳng phải liu-điu 1, vẫn giống nhà,
Rắn đầu chẳng (biếng) học chẳng ai tha.
Thẹn đèn, hổ lửa, đau lòng mẹ,
Nay thét, mai gầm, rát cổ cha.
Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối,
Lằn lưng cam chịu vết roi tra.
Từ rầy Châu, Lỗ 2 chăm nghề học,
Kẻo hổ mang điều (danh) tiếng thế-gia 3.

CHÚ THÍCH. — 1. Liu điu, hổ lửa, mai gầm, (rắn) ráo, (thằn) lằn, hổ mang vừa là tên rắn vừa có nghĩa trong câu thơ. — 2. Châu 鄒 là chỗ ông Mạnh-tử ở; Lỗ 魯 là nước Lỗ, quê đức Khổng-tử: ý nói học đạo Khổng Mạnh. — 3. Ý nói: chớ để người ta chê là con nhà thế-gia mà dốt.

46. — QUA CỬA NGŨ-MÔN

Phạm-Thấu

TIỂU DẪN. — Ngũ-môn là năm cửa ở trước nhà kính-thiên thành Thăng-long là chỗ các quan vào chầu vua Lê khi xưa; ngoài cửa có chạm hai con rồng đá. Bấy giờ về cuối đời Lê, Tây-Sơn tràn ra ngoài Bắc, vua Lê không có quyền-hành gì nữa, nên ông Phạm đi qua cảm hứng mà làm bài này.

Chợt qua năm cửa động lòng thơ,
Rồng đá sao rầy gọi biếng thưa?