Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/55

Trang này cần phải được hiệu đính.
35
HỢP THÁI

II. Lời văn. — Quan hà nghĩa là gì? — Non bắc là nói đâu? — Thân liễu là nói ai? — Mặt rồng là chỉ ai? — Ghi cùng sắt đá, hẹn với non sông: ý nói gì? — Thường thường ta hay dùng chữ gì để nói cái chí-khí của một người đàn bà giữ tiết với chồng? Tại sao đây tác-giả lại dùng chữ trung?

HỢP THÁI

44. — BÁN THAN

Trần-khánh-Dư (?)

TIỂU DẪN. — Ông là tôn-thất nhà Trần. Tục truyền ông làm quan phải cách chức, ra ở Chí-linh (thuộc Hải-dương) đốt củi bán than. Khi ấy có giặc Nguyên sang xâm, các vương-hầu hội ở Lục-đầu-giang (Phả-lại) bàn việc binh. Ông nhân chở thuyền (ghe) than qua đấy, vua Nhân-Tôn (1278-1293) ra ngay cho bài thơ tức-cảnh. Ông làm bài trên này, mượn việc bán than để tả chí-khí mình. Vua khen, phục chức cho theo đi đánh giặc; có công, sau nên một bực danh-tướng.

Một gánh kiền khôn quảy xuống (tếch)[1] ngàn,
Hỏi chi bán đấy? Gửi rằng than.
Ít nhiều miễn được đồng tiền tốt,
Hơn thiệt nài bao gốc củi tàn.
Ở với lửa hương cho vẹn kiếp (tiết),
Thử xem đá sắt có bền gan!
Nghĩ mình nhem nhuốc[2] toan nghề khác[3],
Nhưng lẹ 1 (sợ) trời kia lắm kẻ hàn. 2

CHÚ THÍCH. — 1. Ngại, sợ. — 2. Đương trời này lắm kẻ rét mướt (lạnh lẽo) phải cần đến than sưởi.

45. — TỰ TRÁCH MÌNH

Lê-quí-Đôn

Ông Lê-quí-Đôn 黎 貴 惇 người làng Diên-hà (thuộc tỉnh Thái-bình bây giờ) rất thông minh; thuở nhỏ đã nổi tiếng văn thơ; đậu thủ-khoa năm 18 tuổi, đậu bảng-nhỡn năm vua Hiến-Tôn thứ 13 (1752) sau làm quan và có sang sứ bên Tàu hai lần; ứng đối biến báo người Tàu phải phục cả. Sang bên ấy ông kiếm được nhiều sách lạ xem: sách cổ, sách kim, sách Tàu và cả sách ngoại quốc nữa. Ông học lực đã thâm, lại kiến văn rộng, lịch duyệt nhiều, nên khi ông về nước soạn ra rất nhiều sách: dễ trong đời Lê ông là người văn học quảng bác nhất và trước thuật nhiều nhất. Trong các bộ ông soạn ra, uyên-thúy


  1. Trếch. —
  2. Lem luốc. —
  3. Có bản chép: Toan từ nhem nhuốc thay nghề khác.