Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/51

Trang này cần phải được hiệu đính.
31
DƯƠNG-BÁ-TRẠC

Bài thơ này là nói đổi một bà Huyền-Trân công-chúa mà lấy được hai châu của nước Chiêm-thành, cũng là biết rằng khôn dại khác nhau như thế; đại-ý nói rằng:

Xưa nay gọi là đổi chác thì phải lấy hai vật đổi cho nhau, kẻ được vật kia, người được vật nọ mà có một sự làm cho ta nực cười ấy là đã không mất vốn mà lại được lời, như thế chẳng là khôn ngoan lắm ru!

Xem như châu Ô, châu Lý, là đất của nước Chiêm-thành cũng thiệt là rộng mà tốt, dẫu rằng có bao nhiêu của dễ rằng đổi chác được đâu; mà không ngờ rằng vua Anh-Tôn nhà Trần cho lấy một người con gái là bà Huyền-Trân thì vua Chiêm-thành chịu đem hai châu mà dưng lại. Tuy rằng không phải đổi chác mà cũng như là đổi chác vậy.

Ta khen cho những người lo việc nước ấy có trí khôn ngoan, bởi vì đất là để sinh sản cho người, người mà chết cũng hóa ra đất; thế thì rừng vàng bể (biển) bạc, đất vẫn là quí, dẫu rằng môi son má phấn, người cũng là khinh. Lấy đường hơn lẽ thiệt mà suy thời biết rằng đất vẫn là quí hơn người vậy.

Phương chi từ khi vua Chiêm-thành đã mất rồi, thời vua Trần Anh-Tôn lại sai ngươi Trần-khắc-Chung cướp bà Huyền-Trân mà đem về.

Câu tục-ngữ có nói rằng:

« Của trời trời lại lấy đi,
« Giương hai con mắt làm chi được trời ».

Than ôi! Ta khen cho nước ta là khôn ngoan thì ta lại thương cho nước Chiêm-thành là ngu dại.

DƯƠNG-BÁ-TRẠC 楊 伯 濯

39. — VỊNH HAI BÀ TRƯNG

Nước nhà gặp cơn bĩ,
Trách-nhiệm gái trai chung;
Quyết lo đền nợ nước,
Há những vị thù chồng 1.
Tham-tàn căm tướng « Chệch »,
Tai mắt tủi nòi Hồng.
Em ơi đứng cùng chị;
Thù riêng mà nghĩa công.