Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/48

Trang này cần phải được hiệu đính.
28
THƠ

Về sau người ta nhớ công đức mà dựng nên tượng ấy ». Thế mới biết rằng lòng người ta yêu mến dẫu lâu đời mà cũng không quên vậy.

Trong buổi ấy chẳng phải là buổi nước Tàu cai-trị nước ta ru? Nếu không phải những kẻ quan-lại tham tàn thời bởi đâu mà gây ra loạn, lại không có những kẻ anh hùng khẳng khái thì lấy ai mà cứu cho dân. Nhưng cái sự oanh-liệt ấy bởi tay kẻ nam-nhi thì cũng là thường, mà bởi tay kẻ nữ-nhi thì thiệt là lạ vậy.

Tuy rằng, về sau thế-lực không địch nổi thì cũng đành lấy hai má phấn mà liều với non sông, nhưng cũng để làm gương cho những kẻ đồng loại ấy không nên lấy thế mạnh mà hiếp thế hèn vậy.

Than ôi! được thua ấy là công việc trong một buổi mà còn mất ấy là chứng cớ của muôn đời, kìa như ông Mã-Viện khi đã đánh thua được bà Trưng-vương thì dựng lên cột đồng cao vòi vọi, để mà ghi chép lấy công nghiệp của mình. Mà đến bây giờ thời cột ấy hoặc bị sóng bồi, không còn tìm thấy đâu nữa mà hai họ Trưng thì danh-tiết chói sáng cùng với mặt trăng hồ Tây muôn kiếp vẫn còn. Ấy mới biết rằng cái sự danh-tiết ấy là một cái chứng-cớ làm gương soi cho người ta vậy.

36. — TÔ-HIẾN-THÀNH

Khinh bề tài hóa, trọng cương-thường,
Lòng giãi hai triều một tiết sương.
Mặt bạc trách ai toan đổi trắng,
Chiếu son còn đó dám tham vàng!
Nhà yên, gà mái mai không giống gáy,
Nước vững, anh con cánh lại giương.
Phò chúa xin ai nên nghĩ lấy,
Nghìn năm bia miệng có Tô Trương.

Bài thơ này là khen ông Tô-hiến-Thành hết lòng phò chúa mà khuyên người đời sau phải nên lấy thế mà làm gương vậy.

Đại-ý nói rằng: « Nghĩa lợi bất lưỡng lập 1 ». Lợi là ích riêng của một nhà, nghĩa là ích chung của một nước: nhưng làm quan đại-thần ấy, đã lấy ích chung mà lo toan cho nước thời không nên lấy ích riêng mà thu vén cho nhà; bởi thế thời tài-hóa vốn phải nên khinh mà cương-thường vốn phải nên trọng. Như ông Tô-hiến-Thành phụ-chánh hai triều giúp vua Cao-Tôn, vua Anh-Tôn nhà Lý mà trước sau trọn lấy một tiết;