Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/39

Trang này cần phải được hiệu đính.
19
BÀ HUYỆN THANH-QUAN

17. — TRỜI HÔM NHỚ NHÀ

Chiều trời bảng-lảng bóng hoàng-hôn, 1
Tiếng ốc xa đưa vẳng (lẩn) trống đồn.
Gác mái (lưới), ngư-ông về viễn-phố, 2
Gõ sừng, mục-tử lại cô-thôn. 3
Ngàn mai gió cuốn, chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa, khách bước giồn.
Kẻ chốn chương-đài 4, người lữ-thứ, 5
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn? 6

CHÚ THÍCH. — 1. Buổi chiều tối. — 2. Người đánh cá gác mái chèo về cái bến đằng xa. — 3. Kẻ chăn trâu gõ sừng trâu hát trở về cái xóm lẻ đằng kia. — 4. Điển cũ: xưa có một người đi vắng xa gửi bài thơ về thăm người tình-nhân rằng: « Cái cây liễu chương-đài xanh xanh ngày nay có còn không? » Kẻ chốn chương-đài là nói người ở nhà. — 5. Người đi đường. — 6. Nghĩa đen là lạnh ấm, nghĩa bóng là chuyện-trò.

18. — CẢNH THU

Thánh-thót tầu tiêu 1 mấy hạt mưa,
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ. 2
Xanh-om cổ thụ tròn-xoe tán,
Trắng-xóa tràng-giang phẳng-lặng tờ.
Bầu 3 giốc giang sơn say chấp rượu,
Túi 4 men phong nguyệt 5 nặng vì thơ.
Ô hay cảnh cũng ưa người nhỉ!
Ai thấy ai mà chẳng ngẩn-ngơ?

CHÚ THÍCH. — 1. Là tầu lá chuối tiêu. — 2. Cảnh tiêu-điều buồn bã. — 3. Là bầu rượu. — 4. Là túi thơ. — 5. Là gió trăng; hai chữ ấy tả cái cách phong-lưu của các thi-nhân tao-khách. Xem câu truyện Kiều: « Đề huề lưng túi gió trăng ».