Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/35

Có vấn đề khi hiệu đính trang này.
15
DỰC-TÔN

DỰC-TÔN 翼 宗

Đức Dực-tôn (niên-hiệu là Tự Đức) là ông vua văn học giỏi nhất triều Nguyễn. Ngài thông minh, học rộng, ngâm vịnh rất nhiều. Ngài đặt ra Tập-hiền-viện Khai-kinh-diên để ngự ra cùng với các quan bàn sách vở làm thơ phú. Ngài sai sử-quán soạn bộ Khâm-định Việt-sử là bộ sử lớn nhất nước ta và quyển Đại-nam-quốc-sử-diễn-ca

Ngài có một tập thơ vịnh sử bằng chữ nho (Ngự chế Việt sử tổng vịnh tập). Về văn nôm, ngài có soạn quyển Luận-ngữ diễn ca (quyển Luận-ngữ dịch ra lời ca lục bát), Thập-điều diễn ca (bài ca mười điều khuyên răn) và Tự học giải nghĩa ca (quyển sách tiếng một chữ nho chia làm loại mục và thích nghĩa ra lời ca lục-bát). Xem đó đủ biết ngài cũng lưu tâm đến quốc-văn lắm.

14. — KHÓC BẰNG-PHI

TIỂU DẪN. — Thị Bằng là một người cung-phi của vua Tự-Đức. Lúc nàng mất, ngài làm bài thơ này.

Ớ thị Bằng ơi! đã mất rồi!
Ớ tình, ớ nghĩa, ớ duyên ôi!
Mưa hè, nắng chái, oanh ăn nói,
Sớm ngõ, trưa sân, liễu đứng ngồi. 1
Đập cổ-kính 2 ra, tìm lấy bóng,
Xếp tàn-y 3 lại, để dành hơi.
Mối tình muốn dứt, càng thêm bận,
Mãi mãi theo hoài cứ chẳng thôi.

CHÚ THÍCH. — 1. Hai câu này tả cái dáng-điệu của nàng khi còn sống, ăn nói khéo-léo như chim oanh, đứng ngồi mềm-mại như cây liễu. — 2. Là cái gương (kiếng) cũ nàng vẫn soi. — 3. Là cái áo nát nàng mặc trước.

CÂU HỎI. — I. Ý tưởng. — 1. Bài thơ này về thể gì? Đức Tự-Đức nhân việc gì mà làm bài thơ này và cốt tả ý gì?

2. Tình, nghĩa, duyên: sao lại dùng ba chữ ấy mà than? Thử giải-thích ba mối liên-lạc ấy.

3. Hai câu thực ngài tả gì? Có phải một câu nói về ngôn và một câu nói về dung không?