Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/32

Trang này cần phải được hiệu đính.
12
THƠ

CHÚ THÍCH. — 1. Là buổi sớm buổi chiều; đây nói tiếng chuông chùa buổi sớm buổi tối. — 2. Là dâu bể (biển), theo điển trong sách nói: « bể lớn biến ra ruộng dâu, rồi ruộng dâu lại biến thành bể lớn » là cho cuộc đời biến đổi bất thường; câu này tả cảnh Tây-hồ mà ngụ ý hoài cổ.

CÂU HỎI. — I. Ý tưởng. — 1. Bài thơ này về thể gì? Cảnh chùa Trấn-Võ có những vẻ gì vui thú?

2. Cảm tưởng của tác-giả lúc đến chùa Trấn-Võ thế nào?

3. Tác-giả lấy những cảnh sắc gì để tả cảnh chùa?

4. Hai câu luận ý nói gì?

5. Tác-giả kết lại ý gì? Ý câu kết có hợp với cái cảm-tưởng của tác-giả đã nói trong câu thừa và các cảnh-sắc đã mô-tả trong bài thơ không?

II. Lời văn — 1. Êm ái chiều hôm: bốn chữ ấy tả cảnh gì? Nghĩa hai chữ lâng-lâng. Trần-ai: Nghĩa đen, nghĩa bóng. — Chuông gầm sóng: ý nói gì? — Nước lộn trời là thế nào? — Bể ái: Nghĩa đen là gì? Đây nói về gì? — Nghĩa chữ ngàn trùng. — Nghĩa chữ dễ trong câu thơ bài này. — Cực lạc: Nghĩa đen là gì? Đây nói ý gì?

8. — ĐỜI NGƯỜI THẤM THOẮT

Trăm năm ba vạn sáu nghìn ngày,
Dẫu có nghìn vàng khó đổi thay!
Trong núi nghìn năm cây vẫn có,
Dưới đời trăm tuổi dễ chưa ai.
Nghĩ đường danh lợi lòng thêm chán,
Thấy kẻ gươm dao ruột lại đầy.
Đắng đót ghê thay mùi tục lụy,
Bực mình theo cuội tới cung mây.

9. — BÁNH TRÔI NƯỚC

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Lớn nhỏ mặc dầu tay kẻ nặn,
Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son.