Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/26

Trang này cần phải được hiệu đính.
6
THƠ

vịnh-vật (tả các đồ đạc, cây cối, cầm thú v. v.), vịnh-sử (đem các nhân-vật cùng công việc trong lịch-sử ra mà bàn bạc khen chê). Cũng có bài gồm nhiều lối như vừa tả-cảnh, vừa tả-tình, cốt cách là vịnh-vật mà ngụ ý có thuật hoài.

§ 3. — Nội-dung một bài thơ

Làm thơ theo đúng luật thơ chưa đủ. Lại phải theo phép tắc đã định mà kết cấu các bộ-phận trong bài thơ.

Một bài thơ tức cũng như một bức tranh. Trong cái khung khổ ngần ấy câu, ngần ấy chữ đã nhất định, làm sao vẽ thành một bức tranh hoàn-toàn, hình dung được ngoại-cảnh của tạo-vật, hoặc nội-cảnh trong tâm giới. Bởi vậy phải sắp đặt các bộ-phận cho khéo. Có bốn bộ-phận là đề, thực, luậnkết[1].

1• Đề thì có phá đề là câu mở bài nói lung-động cai quát cả ý-nghĩa trong bài (introduction) và thừa đề là câu nối với câu phá mà nói đến đầu bài (position du sujet).

2• Thích-thực (définition) là giải thích đầu bài cho rõ ràng. Nếu là thơ tả cảnh thì chọn các cảnh-tượng xinh đẹp đặc-sắc mà mô-tả ra; nếu là thơ tả tình thì đem các tình tự mà giãi bày ra; nếu là thơ vịnh-sử thì lấy công trạng đức-hạnh của người mình muốn vịnh mà kể ra.

3• Luận (commentaire) là bàn bạc. Phải đem ý đầu bài mà bàn rộng ra. Như tả cảnh thì nói cảnh ấy xinh đẹp thế nào, cảm súc người ta thế nào; vịnh sử thì hoặc khen hoặc chê, hoặc so sánh người ấy việc ấy với người khác việc khác.

4• Kết (conclusion) là tóm ý nghĩa cả bài mà kết lại cho mạnh mẽ, dắn dỏi.

Trong bài thơ tứ-tuyệt chỉ phải làm một câu đề, một câu thực, một câu luận và một câu kết. Trong bài thơ bát-cú thì phải một câu phá, một câu thừa, hai câu thực và hai câu luận đều đối sóng nhau; sau cùng đến hai câu kết không phải đối nữa.

Đó là nói đại khái, chứ mỗi bài mỗi khác, mỗi người mỗi ý, tùy người làm thơ châm chước. Vả chăng làm thơ cũng như làm các lối văn khác, không phải cứ làm đúng luật hợp phép là thành được thơ văn hay. Cái hay là ở như người làm thơ làm văn. Thuộc luật thơ chỉ làm một người thợ thơ (versificateur) chưa thể làm được một nhà thi-sĩ (poète) vậy.


  1. Xem bài Quan-niệm về thơ của người ta và người Tàu, tr. 192.