c) Theo điệu thì có lối thơ cổ-thể (không theo điệu bằng trắc) và thơ Đường-luật (có theo điệu bằng trắc). — Đường-luật lại chia ra làm thể bằng (bắt đầu hai chữ bằng bằng) và thể trắc (bắt đầu hai chữ trắc trắc); mỗi thể ấy có thể đặt vần bằng (các vần đều tiếng bằng), hay vần trắc (các vần đều tiếng trắc).
Các lối riêng. — Ngoại các lối chính-thức ấy thường dùng về các việc nghiêm-trang kính-cẩn (thông dụng nhất là lối thất-ngôn Đường-luật), còn có nhiều lối thơ riêng dùng để ngâm-vịnh chơi bời hoặc những người có tính hiếu-kỳ mới dùng đến, kể như sau này:
1• Thú-vĩ-ngâm[1] (ngâm đầu đuôi) là lối thơ câu đầu câu cuối giống nhau.
2• Liên-hoàn[2] (liền vòng) là lối có nhiều bài thơ mà cứ câu cuối bài trước đem làm câu đầu bài sau.
3• Liên-châu (liền hạt châu) là một bài thơ tràng-thiên dùng nguyên một vần mà mỗi câu mỗi hạ vần.
4• Họa-vận là bài thơ làm theo đúng vần một bài khác. Một người trước làm một bài xướng dùng những vần gì thì người làm bài họa lại phải theo hệt những vần ấy; mà trong bài họa lại phải xem ý bài xướng nói thế nào để đáp lại, hoặc bàn thêm, hoặc khen hoặc chê.
5• Liên-ngâm là trong ba bốn người ngồi chơi cứ lân lượt mỗi người ngâm một hai câu cho thành một bài thơ.
6• Thuận-nghịch-đọc hay hồi-văn là lối thơ đọc xuôi đọc ngược cũng thành câu có nghĩa cả.
7• Yết-hậu (câm đằng sau) là lối thơ bốn câu, ba câu trên đủ chữ còn câu cuối chỉ có một chữ.
8• Vĩ-tam thanh là bài thơ ba tiếng cuối câu cùng một âm với nhau.
9• Triết-hạ là bài thơ câu nào cũng bỏ lửng nhưng ý-nghĩa rõ rệt, người đọc đoán mà hiểu được.
10• Song-điệp là bài thơ mỗi câu hoặc ở đầu, hoặc ở giữa có đặt hai cặp điệp-tự (chữ lắp lại).
Đó là theo thể-cách mà chia thơ. Còn theo tình-ý thời thơ có lối tả-cảnh (tả phong-cảnh), tả tình (tả tính-tình), cảm-hứng (trông thấy một cảnh-tượng gì mà cảm động trong lòng), thuật-hoài (nói chí-ý của mình), phúng-thế (chỉ thích thói đời), thù-thế (giao thiệp với đời),
- ▲ Xem bài Vịnh ông Nguyễn-văn-Quyên, trang 33.
- ▲ Xem bài Than nghèo của cụ Thượng-Trứ, trang 13.