Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/237

Trang này cần phải được hiệu đính.
217
DƯƠNG-BÁ-TRẠC

thường lầm cái hư-vinh là cái danh-dự thực; lâu dần cái danh-dự thực là cái tài thực, cái đức thực, cái công-nghiệp thực, cái khí-tiết thực, không ai kể đến, không ai bình-phẩm đến nữa, mà cũng chỉ biết cái hư-vinh làm cái thước đo nhân-phẩm mà thôi. Suốt trong xã-hội, hỏi trọng gì? tất là võng lọng đai cân; hỏi quí ai? tất là ông cả bà lớn; cái gì là sang? tất là xe ngựa lâu đài, ngọc ngà gấm vóc; cái gì là sướng? tất là ăn trên ngồi chốc, nhận lễ thu tiền; su-phụ khéo, luồn lọt bợm để cầu vinh, ấy là người giỏi; giết người tợn, tấn công khỏe để cầu vinh, ấy là người tài; lắm quan thầy, tốt thần thế, lo gì cũng xong, xin gì cũng được, ấy là tay anh-hùng; nạt con em, hiếp làng xóm, anh làm ông nọ, em làm ông kia, ấy là nhà có phúc; khao phẩm-hàm, vọng ngôi thứ, ấy là vẻ-vang; cổ kim-khánh, ngực mền-đay, ấy là danh-giá; một người như thế, trăm người đều như thế, đời trước như thế, đời sau cũng như thế, mà thành ra có cái tệ hiếu hư-vinh.

CHÚ THÍCH. — 1. Nghĩa là có xạ tự-nhiên mùi thơm đưa ra. — 2. Đánh cháo, đánh lừa. — 3. Chỉ các thứ huy-chương bội tinh.

CÂU HỎI. — I. Ý tưởng. — 1. Trong bài này tác-giả định phân-biệt hai thứ gì? Thế nào là thực danh? là hư vinh?

2. Quan niệm của người thường về danh dự thế nao? Tại sao người ta lại thường chuốc hư-danh mà không biết chuộng thực-danh?

3. Muốn có danh-dự phải làm thế nào?

II. Lời văn. — 1. Nhân-cách là gì? — Lũ nhặng bầy ruồi: nghĩa bóng nói gì? — Cá côn cá kình, chim hồng chim hạc: những giống ấy thế nào? Đây nói hạng người nào? — Phẩm-hàm: nghĩa hai chữ ấy? Nói qua về phẩm-hàm của ta. — Bố cu mẹ đĩ: gốc tích những tiếng ấy. — Chân trắng ngực trần: nghĩa bóng. — Khao vọng: nghĩa; nói qua về tục khao vọng của ta.

2. Lời văn bài này có những điều gì là đặc sắc?

135 — CÁI CÁCH CẠNH-TRANH CỦA NGƯỜI MÌNH

Cạnh-tranh là một cái tính phổ-thông của nhân-loại; mà cái mục-đích cạnh-tranh, suốt xưa nay, khắp muôn nước,