Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/232

Trang này cần phải được hiệu đính.
212
VĂN XUÔI KIM

đã ma! Nào tiền nào của, nào cửa nào nhà, nào con nào vợ, nào lợn nào gà, nào câu đối đỏ, nào mành mành hoa, nào đâu đâu cả? mà chỉ thấy sương mù nắng rãi với mưa sa! Cuộc nhân-thế từ xưa mãi thế, làng chơi ta phải biết, trăm năm khôn dại dễ du mà?!

CHÚ THÍCH. — 1. Hai ông quan nhà Đường đều tử tiết ở một thành Tuy-dương. Sau đền thờ gọi là Song-trung miếu. — 2. Ông Mẫn-tử tên là Tổn, học-trò đức thánh Khổng, có tiếng khen là hiếu. Sự thực có tường ở quyển Nhị-thập-tứ-hiếu đã có dịch ra quốc-âm. — 3. Ông Quý-Bố, người nước Sở, có tín nghĩa, người trong nước Sở có câu ngạn-ngôn rằng: « Được vàng trăm cân, không bằng được một lời ừ của Quý-Bố » — 4. Ông Tiếp-Dư người Sở, cùng thời với đức Khổng-tử đi gặp xe đức Khổng ở đường có hát câu con chim phụng để ngụ-ý chê ngài không biết lánh đời là phải. Trong Luận-ngữ chép là Sở-Cuồng. — 5. Hai người là quan đời nhà Tấn, đều giầu nhất đời, thi nhau sự xa-xỉ. — 6. Nước ta đời thuộc Hán, hai người được sang làm quan Tàu. — 7. Đời Trần, giặc Nguyên sang, Trần ích-Tắc và Trần-Kiện đều là họ tôn-thất mà theo hàng giặc. Sau lúc đã thái-bình, truy luận các tội-danh hàng giặc, tước bỏ thuộc tịch của hai người, chỉ gọi là Át-Trần Mai-Kiện. — 8. Đời Tống bị giặc Kim sâm chiếm mất hơn một nửa nước, nhờ danh-tướng là Nhạc-Phi đánh lại đã gần khôi phục được. Tần-Cối bị bắt ở Kim về, làm tướng, thông-hòa với Kim mà giết mất Nhạc-Phi và xui vua Tống tự nhún mình xưng là bầy-tôi với Kim để cầu hòa, làm cho Tống từ đấy càng suy hèn đến mất. Vì thế đền thờ ông Nhạc-Phi có một cái tượng Tần-Cối đội thớt đứng trước sân, ai vào lễ đền thời trước cầm con dao băm vào đó một cái. — 9. Trương hoằng-Phạm cũng là quan của Tống, sau hàng Nguyên, theo quân Nguyên, về đánh Tống, đuổi vua Tống, đến đảo Nhai-sơn, vua Tống trẫm mình xuống biển chết, Hoằng-Phạm nhân khắc luôn tên mình vào bia đá để tự nhận công đánh mất được nhà Tống ở đấy. Người sau đi qua chỗ Nhai-sơn, có nhiều thơ sầu cảm chửi riếc.

(Lời chú-thích của tác-giả)

CÂU HỎI. — I. Ý tưởng. — 1. Tác-giả ví cuộc đời như cái gì? So sánh thế có khéo không?

2. Trong đời người sự được thua là thế nào? Tác-giả lấy những tỉ-dụ gì để chứng giải sự được thua ấy?

3. Theo ý tưởng bài này thì trong đời người điều gì là quan-trọng nhất?