Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/227

Trang này cần phải được hiệu đính.
207
PHẠM-QUỲNH

đời bác láng-giềng kia có khác gì nhau mà thành chuyện Cô Kiều nếu không gặp gia biến thì sao thành truyện Kiều! Sự gia-biến đó tức là sự phi-thường, tức là một cái « kịch » vậy

Nhà soạn « kịch » khéo phải diễn thế nào cho cái kịch ấy xuất-hiện ra hiển-nhiên như thực, hình như trung đúc cả sự sinh-hoạt một đời vào trong lúc đó, khiến cho cái « kịch » ấy nên được kịch-liệt, mà người xem phải cảm-động. Sự cảm-động tức là cái hiệu-quả của nghề diễn-kịch: bài kịch mà cảm-động được người ta nhiều, ấy là bài kịch hay. Vì người ta lúc bình-thường mấy khi gặp những sự phi-thường, có người cả đời không có chuyện gì đáng kỷ-niệm, vậy đến nơi kịch-trường là muốn cho cái tấm lòng mình phải kích-thích phải lay chuyển, phải cảm động ra một cách khác thường. Cho nên nhà diễn-kịch phải diễn cái việc gì tuy kịch-liệt khác thường mà cũng là ở trong lẽ thường, khiến cho người coi có thể tưởng-tượng rằng việc ấy cũng có ngày xẩy vào mình được, lắm khi nhà diễn-kịch khéo thì người xem mê đến nỗi tự coi mình như người hành động trong truyện, như thế thì sự cảm-động lại càng sâu và mạnh lắm. Diễn-kịch mà đến được bực ấy là tuyệt khéo vậy.

(Giở lên 3 bài, trích ở bài Một tháng ở Nam-kỳ, trong Nam-phong)

CÂU HỎI. — I. Ý tưởng. — Bài này về thể văn gì? Tác-giả định giải-thích điều gì?

2. Thế nào gọi là kịch? Tác-giả dùng điều tỉ-dụ gì để giải-thích chữ kịch?

3. Diễn-kịch thế nào là khéo? Diễn-kịch chia làm mấy lối? So sánh lối tuồng ta với cái quan-niệm về sự diễn-kịch nói trong bài này.

II. Lời văn. — 1. Nghĩa những chữ kết-quả, ngẫu-hợp, phi-thường. — Thế nào là những việc hoang-đường quái-đản. — Gia-biến là gì? Đây nói về việc gì trong cuộc đời nàng Kiều? — Cảm-động, cảm-xúc, cảm-tình, cảm giác: khác nghĩa nhau thế nào? — Kịch-trường: nghĩa; kể mấy chữ kép trong có tiếng trường.

2. Lời văn bài này có gẫy gọn rõ ràng không?