Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/226

Trang này cần phải được hiệu đính.
206
VĂN XUÔI KIM

không vàng, hoặc đứng ngồi nhàn-hạ trong những chốn nhà lầu ủ-ê kia xây ngay trên bờ sông dưới bóng mát. Trời thì sáng sủa ấm áp, nước sông lấp-loáng, cây cỏ xanh tươi, người ta hớn-hở, thư thả dong chơi, thật là một cảnh rất êm-đềm, tựa hồ như cảnh vật hết sức chiều đãi người ta cho được nhẹ nhàng sự sống và biết hưởng cái thú ở đời, một cái cảnh như cảnh này không thể nào khiến cho người ta đem lòng « yếm thế 3 » được; tạo vật tươi cười, không lẽ người đời ủ-dột, cảnh này là cảnh tối « lạc sinh 4 » vậy.

CHÚ THÍCH. — 1. Nhà làm để ngồi chơi trên mặt nước. — 2. Chứng cớ rõ-rệt. — 3. Chán đời. — 4. Vui về sự sống.

129 — THẾ NÀO GỌI LÀ KỊCH

Thế nào gọi là kịch? Kịch là một cái việc mạnh hơn việc thường trong đời người ta, hoặc là cái kết quả của cả một cuộc đời chung đúc lại một lúc, hoặc là sự ngẫu hợp của hai việc trái ngược nhau bỗng xung đột nhau trong giây phút mà sinh ra cái tình trạng hoặc đáng vui, hoặc đáng buồn, hoặc ghê, hoặc thảm; nói rút lại là việc phi thường ở trong việc thường mà sinh ra, là cái tia điện sáng bật ra giữa lúc âm dương điện gặp nhau, cái tia sáng ấy vẫn là điện mà phải có sự xung đột mới nẩy ra được. Đời người ta cũng có thể ví như cái điện lúc bình-thường khi nào có hai luồng trái nhau chợt đến xung đột thì mới nẩy ra tia sáng: tia sáng ấy tức gọi là cái việc phi thường trong việc thường mà ra, tức gọi là một cái « kịch » vậy. Diễn kịch ấy là lấy những lúc có cái việc phi thường trong một đời ấy mà diễn tả ra, vụ lấy hiển-nhiên như lúc việc đương hành động vậy. Nói phi thường không phải là việc hoang đường quái đản gì đâu: phi thường là sánh với việc thường mà nói, có việc phi thường thời mới thành « kịch » được; đời người trong lúc bình thường thì đời tôi đây với