Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/221

Trang này cần phải được hiệu đính.
201
PHẠM-QUỲNH

bàn-thạch, bền như Thái-sơn vậy. Không có đình, không có tạ, không có lâu, không có đài, chỉ trơ trơ một tấm sân đá mênh mông ngoài xa hai cột đồng-trụ cao ngất trời! Hùng thay! Thực rõ cái chí một bực khai-quốc đại-anh-hùng, không ưa những sự hư-văn vô-ích. Phàm lăng là xây tự sinh-thời vua, chớ không phải khi vua thăng-hà rồi mới xây, cho nên mỗi cái lăng là biểu tinh-thần tính-cách riêng của mỗi ông vua, tự tay đặt kiểu lấy cái nhà ở sau cùng của mình. Như thế thời lăng Thiên-thụ này thực là tấm gương phản-chiếu cái khí-tượng anh-hùng của đức Gia-Long ta vậy.

Có người cho lăng đức Minh-Mệnh[1] là đẹp, có người cho lăng đức Tự-Đức là khéo. Tôi lấy lăng đức Gia-Long là hùng hơn cả. Nhưng một triều được mấy vua sáng-nghiệp? Công khai sáng chỉ có một đời, mà nền bình-trị thực muôn thủa. Cho nên các lăng sau này có văn vẻ hơn nhiều mà thực là kém bề hùng tráng vậy.

(Giở lên 2 bài, trích ở bài Mười ngày ở Huế trong Nam-phong, số 10)

127 — CUỘC « NAM-TIẾN » CỦA DÂN TỘC TA

Thử xét cả cuộc lịch-sử dân Annam ta là một cuộc « nam-tiến » vô hồi vô hạn. Giống Giao-chỉ nguyên phát tích tự đất trung-châu xứ Bắc-kỳ, rồi mỗi ngày một bành-trướng mãi ra, mà bành-trướng về phía Bắc không sao được, gặp những rừng núi ngăn trở, lại có giống mạnh hơn không thể tranh nổi, thế tất phải tràn về phía Nam, càng ngày càng lan rộng mãi ra, gặp những dân thổ trước 1 thì tiêu diệt cho tàn, hoặc dung-hóa 2 cho hết: Chiêm-thành, Chân-lạp xưa kia hiển hách biết bao mà nay còn gì? Người đã bị ta diệt, còn sót lại tấm thành cổ góc miếu xưa, để làm cái chứng cho đời sau rằng xưa kia đã có một giống người sinh trưởng trước ta ở chốn đó. Ôi! khốc-liệt 3 thay là cái lẽ sinh-tồn cạnh-tranh 4 của trời đất.


  1. Mạng.