Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/219

Trang này cần phải được hiệu đính.
199
PHẠM-QUỲNH

Nói lăng, những người không biết, mỗi người tưởng-tượng ra một cách: người thì cho là cái nhà bằng đá lớn, trong đựng quan-quách ông vua; người thì cho là cái vườn rộng, giữa xây nấm, quanh giồng[1] cây; người thì cho là cái nền to như nơi văn-chỉ, phỗng đá voi ngựa đứng chầu. Nhưng dù tưởng-tượng đến đâu cũng không kịp tới cái chân tướng nhớn nhao[2]. Lăng đây là cả một tòa thành, cả một vùng núi, chớ không phải là một khoảng năm ba sào, một khu vài ba mẫu. Lăng đây là gồm cả mầu trời, sắc nước, núi cao, rừng rậm, gió thổi ngọn cây, suối reo hang đá, chớ không phải một cái nấm con con của tay người xây dựng. Lăng đây là bức cảnh thiên-nhiên tuyệt đẹp, ghép thêm một bức cảnh nhân-tạo tuyệt khéo. Lăng đây là cái nhân-công tô-điểm cho sơn-thủy, khiến cho có một cái hồn não-nùng u-uất, như phảng-phất trong cung-điện âm-thầm, như rì-rào trên ngọn thông hiu-hắt. Không biết lấy lời gì mà tả được cái cảm lạ, êm-đềm vô-cùng, ảo-não vô-cùng, nó chìm đắm người khách du-quan trong cái cảnh tịch-mịch u-sầm ấy. Trong thế-giới chắc còn lắm nơi lăng-tẩm đẹp hơn nhiều, như ở Ấn-độ có cái mả bà chúa toàn bằng ngọc-thạch, ở Âu-châu cũng có lắm nơi mộ-địa rất là u-sầm. Nhưng không đâu cái công dựng đặt của người ta với cái vẻ thiên-nhiên của trời đất khéo điều-hòa nhau bằng ở đây, cung-điện đình tạ cùng một mầu một sắc như núi non, như cây cỏ, tưởng cây cỏ ấy, núi non ấy phải có đình-tạ ấy, cung-điện ấy mới là xứng, mà cung-điện ấy, đình-tạ ấy phải có núi non ấy cây cỏ ấy mới là hợp vậy.

126 — LĂNG ĐỨC GIA-LONG

Đến điện trước rồi mới đến lăng, điện ở bên hữu lăng, gọi là Minh-thành-điện. Điện trông rất là nguy-nga, trước mặt có sân rộng giồng[1] mấy cây đại to; lại có một thứ cây không biết tên là gì mà hình rất cổ-kính thực là hợp với


  1. a ă Trồng. —
  2. Lớn-lao.