là xứng đáng với cái cảnh chung quanh, coi đủ biết là chùa giầu, tiền thâu-thập nhiều, sổ chi tiêu rộng...
Các đám đông ở nước mình thật là không có kỷ-luật, không có trật-tự gì cả, rất tạp-nhạp, rất hỗn-độn, dầu ở nơi lễ bái kính-trọng cũng kẻ đi người lại, kẻ đứng người ngồi, nói nói cười cười, kêu kêu gọi gọi, ồn-ào lộn-sộn, Khó mà nghiệm cho được cái tâm-lý những người ngẫu-hợp tại đó. Lại thêm khói hương ngùn-ngụt, mùi người xông ngạt, tiếng chuông, tiếng trống, tiếng mõ đinh tai, đủ khiến cho nhà khảo-cứu như vào chốn mê-li, chẳng biết chỗ nào mà dò. Song nhận cho kỹ, dẫu trong đám ồn-ào đó mà cũng có nhiều người cái mặt rầu-rầu, con mắt dim-dim, như ngoan như độn, như dại như ngây, tưởng giá sét đánh bên mình cũng không tỉnh. Những người ấy chính là người thành tâm tín-ngưỡng đó, chớ không phải là những kẻ lau-chau láu-táu, miệng khấn tay vái, nào xụt nào xùi, bao nhiêu sự tâm-niệm thành-kính là ra chân tay mồm miệng cả.
CÂU HỎI. — I. Ý tưởng. — 1. Bài này thuộc về thể văn gì?
2. Phong-cảnh hai bên đường suối vào Chùa ngoài thế nào? — Tên các quả núi bởi đâu mà đặt ra?
3. « Đền Trình » là gì? Sao lại gọi là « bếp trời »?
4. Các đám đông người ở nước ta có tính cách gì đặc biệt? Các người trẩy chùa Hương có những mục-đích gì? Đối với lòng tín-ngưỡng tôn-giáo, các người ấy thế nào?
II. Lời văn. — 1. Cắt nghĩa chữ ngoạn-mục. — Thế nào là tranh sơn-thủy? Chữ thủy-mạc, thủy-họa nghĩa gì? — Nghĩa chữ mỹ-miều khả-ái. Sự đẹp có nhiều cách nhiều vẻ không? Hãy tìm những tiếng để nói các vẻ đẹp? — Cắt nghĩa những tiếng mưỡng-tượng, biến-báo, sơn-quân, đình-vũ, nguy-nga, kiến-chúc, mê-li.
124 — ĐỘNG HƯƠNG-TÍCH
Coi cái động Hương-Tích đó cũng chẳng lấy gì làm đẹp, tưởng không xứng-đáng cái huy-hiệu « Nam-thiên đệ-nhất động » của chúa Trịnh khắc ở cửa hang đời xưa. Theo tục truyền thời động này bắt đầu thờ từ đời nhà Trịnh,