Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/213

Trang này cần phải được hiệu đính.
193
PHẠM-QUỲNH

đề (phá-đềthừa-đề) hai câu 3-4 là câu thực, hai câu 5-6 là câu luận, hai câu 7-8 là câu kết. Trong cái phạm-vi 56 chữ ấy mà bộ-phận rất là chỉnh-đốn, then máy rất là cẩn-mật, phải làm thế nào mà vẽ được một bức tranh hoàn-toàn, hình-dung được cái ngoại-cảnh của tạo-vật cùng cái nội-cảnh trong lòng người, cái nọ ứng hợp với cái kia, không được ngang trái nhau, đó là cái vấn-đề rất khó của các nhà làm thơ ở nước Tàu nước ta.

Muốn xét cái vấn-đề ấy giải-quyết ra làm sao thì phải biết cái quan-niệm riêng của người Tàu người ta về thi-học cùng họa-học. Ta coi thơ tức là vẽ mà vẽ tức là thơ, thơ là vẽ bằng lời, bằng thanh âm, vẽ là thơ bằng hình, bằng bút mực. Nên bức tranh thủy-mạc tức là bài thơ tả cảnh hiển-hiện ra cho mắt ta trông; mà bài thơ tả-cảnh tức là bức tranh sơn-thủy cất tiếng lên cho tai ta nghe.

Như muốn vẽ bức tranh thì con mắt phải nhìn trong cảnh-vật mà thu lấy cái hình-ảnh, rồi mới tìm cách truyền-thần ra giấy lụa. Muốn làm bài thơ cũng vậy, trong trí phải tưởng-tượng ra một cái cảnh, hoặc là cảnh thiên-nhiên, hoặc là cảnh trong tâm-giới, rồi dùng những âm-hưởng thích-đáng mà gọi, mà kêu nó lên, khiến cho người nghe cũng phát-khởi ra một sự tưởng-tượng như thế. Hai đằng cũng là vẽ cả, một đằng là vẽ cách trực tiếp, một đằng là vẽ cách gián-tiếp, nhưng đều là muốn gây một cái tư-tưởng cảm-tình từ trong lòng người.

Bởi thế nên phàm thơ Tàu, thơ ta, nhất là lối thơ Đường-luật, thực là những bức tranh cảnh con con; đã là bức tranh để vẽ cảnh đẹp thiên-niên, hay là cái cảnh thú trong lòng, thì phải theo khuôn-khổ một bức tranh, phải phỏng nét bút người thợ vẽ, nghĩa là phải làm thế nào mà truyền thần được cái cảnh trong mấy câu nhất định không được hơn không được kém, không được tùy cái sóng ngổn