Trang:Quoc van trich diem 1930.pdf/201

Trang này cần phải được hiệu đính.
181
NGUYỄN-BÁ-HỌC

CÂU HỎI. — 1. Bài này về thể văn gì? Đại ý khuyên ta điều gì? Tóm tắt đại ý các đoạn mạch trong bài này.

2. Tính mạo hiểm là gì? Quan-hệ thế nào? — Hãy kể gương các nhà mạo-hiểm để chứng dẫn cái hiệu-quả của tính ấy. — Những kẻ dút-dát có làm được công chuyện gì không? Muốn làm được việc lớn ta phải luyện tập thế nào?

118 — VĂN-CHƯƠNG

Khéo mồm mép mà làm hại tâm-thuật không gì bằng văn-chương. Vì văn-chương hay vì tình mà không hay về ; cho nên những người làm văn không biết chép sự thực, và những câu luận chân lý lại không phải văn hay, xem thế thời đồ văn-chương không phải thực dụng.

Tiểu-thuyết, ký-sự, luận-thuyết, diễn-thuyết là những văn-chương hữu dụng; còn thơ phú ca dao, có vần có điệu, chỉ dùng để ngâm-nga, không suy ra thực sự, chẳng những vô ích mà lại có lúc làm cho mê-mẩn mất cả tinh-thần, tô điểm sai cả cảnh thực.

Hãy xem như nước ta, nghề học văn-chương càng đua tranh bao nhiêu, thì nghề học thực dụng càng suy lạc đi bấy nhiêu, càng ngày càng tệ, đến nỗi làm cho trong nước bao nhiêu người thông minh tài tuấn đã hóa ra một bọn ngồi không ăn dưng.

Ngày nay học-trò phải có tư-tưởng cho cao, tập luận-nghị cho rộng; phải đọc những sách có kinh luân 1 trong xã-hội, phải bàn những chuyện có can hệ đến nước nhà, để ngày sau có thể đem học vấn suy ra việc làm. Còn những lối ngâm hoa vịnh nguyệt, dù hay cho quỷ khóc thần kinh 2, cũng không đáng một đồng tiền kẽm.

Văn quí có sinh khí; văn không có khí như người làm hoa giấy, có đẹp mà không có thơm. Văn có khí không phải là lời nói cho hùng, lý tưởng cho lạ; phải có chân-cảnh, có mục-đích, có tôn-chỉ, có điều-lý, có nhiệt-thành,